7 bước xây dựng chiến lược marketing
Chiến lược marketing đóng vai trò thiết yếu để nuôi dưỡng khách hàng hiệu quả, cải thiện hiệu suất kinh doanh và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược marketing là một bản kế hoạch chi tiết, được tạo nên dựa trên mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp trên quy mô rộng tại các nền tảng và các kênh. Thông thường, một chiến lược rõ ràng không thể thiếu các yếu tố sau: (1) mục tiêu, (2) đối tượng khách hàng, (3) các bước xây dựng nội dung, (4) chỉ số đo lường và những yếu tố khác.
Các thành phần trong xây dựng chiến lược marketing
- Marketing Mix (Marketing 4P’s)
- Mục tiêu marketing
- Ngân sách marketing
- Phân tích cạnh tranh
- Phân khúc khách hàng, định hướng đối tượng & định vị
- Sáng tạo nội dung (bao gồm nội dung xu hướng)
- Chỉ số đo lường & KPI
Tác dụng của chiến lược marketing:
- Định hướng đội nhóm đến các mục tiêu cụ thể
- Giúp doanh nghiệp liên kết với mục tiêu kinh doanh.
- Xác định nhu cầu của khách hàng
- Tận dụng cơ hội từ những trend mới
7 bước xây dựng chiến lược tập trung vào khách hàng
Nếu không có chiến lược, doanh nghiệp chỉ có thể rút kinh nghiệm qua những lần triển khai và xem phương pháp nào phù hợp. Điều này gây nên tình trạng tốn kém về chi phí, thời gian và nguồn tài nguyên.
Theo HubSpot, có 7 bước quan trọng để tạo ra một chiến lược marketing thành công: (1) xây dựng kế hoạch marketing, (2) định hình chân dung khách hàng mục tiêu, (3) xác định mục tiêu, (4) lựa chọn các công cụ phù hợp, (5) xem xét các kênh truyền thông hiện có, (6) kiểm tra và lập kế hoạch các chiến dịch truyền thông, và cuối cùng, (7) thực thi chiến lược.
- Xây dựng kế hoạch marketing
Nếu chiến lược marketing cung cấp góc nhìn tổng quan về nguồn lực, mục tiêu đề ra hằng năm, kế hoạch marketing bao gồm những bước giúp thực thi chiến lược trên.
Mẫu kế hoạch đúng đắn sẽ giúp bạn hoạch định ngân sách năm, những vấn đề team marketing cần xử lý và các kênh truyền thông phù hợp để truyền tải thông điệp.
Ngoài ra, mẫu kế hoạch marketing kết nối nguồn lực, chi phí, giữ cho bạn đạt mục tiêu chung mà công ty đề ra.
Xem thêm: 05 bước xây dựng Kế hoạch Marketing căn bản Marketer cần biết
- Tạo nên chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng cần được xác định như một yếu tố cốt lõi trong chiến lược marketing. Nếu chưa thể tóm gọn rõ đối tượng khách hàng trong một câu, đây là thời điểm doanh nghiệp cần thực hiện.
Ví dụ, cửa hàng Macy’s có thể xác định chân dung khách hàng mục tiêu như sau: một phụ nữ khoảng 30 tuổi có gu thời trang, sống tại khu vực ngoại ô, đang tìm kiếm một cửa hàng thời trang với giá thấp.
Với bản mô tả này, bộ phận marketing của Macy’s có thể phác thảo nên định nghĩa khách hàng mục tiêu một cách rõ ràng hơn. Khách hàng mục tiêu cần có những thông tin cơ bản như nhân khẩu học và tâm lý, bao gồm độ tuổi, chức danh công việc, thu nhập, địa điểm, sở thích và vấn đề của họ.
Xem thêm: Sơ đồ hành trình khách hàng từ lý thuyết đến thực tiễn
- Xác định mục tiêu của chiến lược
Mục tiêu của chiến lược marketing cần phản ánh được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, mục tiêu có thể về việc tăng nhận thức thương hiệu (brand awareness) hoặc tạo ra những khách hàng tiềm năng chất lượng (lead generation)
Doanh nghiệp cũng có thể phát triển thương hiệu/ duy trì vị thế trong ngành, hoặc tăng giá trị cho khách hàng. Xác định rõ mục tiêu đặt nền tảng cho bộ phận marketing của doanh nghiệp định hướng cách làm việc và thực thi trong năm tiếp theo.
- Lựa chọn công cụ phù hợp
Khi đã xác định mục tiêu, hãy đảm bảo doanh nghiệp có công cụ phù hợp để đo lường những mục tiêu trong chiến lược marketing. Các công cụ trực tuyến như HubSpot Marketing Hub, Trello, TrueNorth, Monday.com, … giúp cung cấp các dữ liệu phân tích, hỗ trợ người dùng theo dõi những nội dung khách hàng yêu thích và không thích. Ngoài ra, các công cụ khác có thể xem xét bao gồm Google Analytics để đo lường hiệu suất bài viết blog và trang web.
- Xem xét các kênh truyền thông
Doanh nghiệp cần xem xét các kênh truyền thông hiện có để thực thi chiến lược marketing. Tại quá trình này, hãy cân nhắc đến 3 nhóm chính – Paid media, Owned media và Earned media.
- Paid media: bất kỳ kênh truyền thông nào yêu cầu trả phí để thu hút khách hàng hàng mục tiêu, bao gồm những kênh offline như TV, email trực tiếp, và biển quảng cáo đến những kênh online như social media, công cụ tìm kiếm, và website.
- Owned media: tất cả những kênh team marketing tạo nên: hình ảnh, video, podcast, ebook, infographic, v..v…
- Earned media: một khái niệm tương đương user-generated content. Điển hình là việc chia sẻ trên social media, tweets về công việc kinh doanh, hoặc đăng những bức ảnh trên Instagram và gắn thẻ thương hiệu là những ví dụ cho earned media.
Doanh nghiệp cần tập trung tất cả nội dung trong từng loại hình media để làm rõ tầm nhìn về nguồn lực hiện có và cách kết hợp chúng để tối ưu chiến lược. Đồng thời, doanh nghiệp có thể bỏ qua những nội dung không phù hợp với mục tiêu.
- Kiểm tra và lên kế hoạch cho chiến dịch media
Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định loại hình nội dung nào sẽ có tác dụng.
Tập trung vào owned media và mục tiêu trong chiến lược marketing. Ví dụ, cập nhật nút CTAs ở phần kết thúc của một bài blog có giúp doanh nghiệp tăng lượt đăng ký đến sự kiện?
Bước tiếp theo, hãy xây dựng một kế hoạch tạo ra content. Kế hoạch cần có nhóm chủ đề (topic clusters), mục tiêu (goals), loại hình (format), và các kênh cho từng loại content. Doanh nghiệp cần đảm bảo nội dung đáp ứng được vấn đề của khách hàng.
Xem thêm: Chiến lược Content Marketing
- Thực thi chiến lược marketing
Làm thế nào để thực thi chiến lược marketing? Tại thời điểm này, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và lên một kế hoạch thực thi – giúp team marketing trực quan hóa cách thực hiện – mỗi hạng mục sẽ được triển khai bởi team nào.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần tập trung phân bổ nguồn lực phù hợp tùy theo các hạng mục trong kế hoạch.
Để tổng quan hóa, doanh nghiệp cần tổng hợp tất cả các bước cần thiết để thực thi chiến dịch trong cùng một kế hoạch thực thi chiến lược.
Một chiến lược marketing yêu cầu tầm nhìn dài hạn – kéo dài đến 12 tháng, trong đó, mốc thời gian ở từng tháng sẽ là tiền đề để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Điều tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp chính là một chiến lược digital marketing. Chiến lược càng cụ thể, doanh nghiệp càng chuẩn bị kỹ càng.
Tạm kết
7 bước trên đã giúp độc giả hiểu cách xây dựng một chiến lược marketing từ góc độ tổng quan. Tóm lại, xây dựng chiến lược marketing cần một kế hoạch marketing, chân dung khách hàng, mục tiêu chiến lược, công cụ đo lường, các kênh truyền thông, kế hoạch phân phối nội dung và kế hoạch thực thi chiến lược.
Doanh nghiệp cần đầu tư thời gian, công sức và nỗ lực để tạo ra một chiến lược marketing thành công – tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào.