Employer Branding – 4 giá trị cốt lõi của Thương hiệu Nhà Tuyển dụng
Xây dựng Thương hiệu Nhà Tuyển dụng – Employer Branding đã, đang là xu hướng toàn cầu hóa và ngày càng được các doanh nghiệp tại Việt Nam chú trọng.
Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng) được định nghĩa là uy tín thương hiệu doanh nghiệp dưới tư cách nhà tuyển dụng. Employer Branding được xây dựng từ cảm nhận của mọi người về môi trường làm việc của doanh nghiệp, từ quan điểm của ứng viên hoặc từ suy nghĩ của các nhân viên. Tại hội thảo MBA Talk với chủ đề “HR – Thương hiệu Nhà tuyển dụng”, các diễn giả là chuyên gia trong lĩnh vực Nhân sự sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này và hoàn thiện chiến lược xây dựng Thương hiệu Tuyển dụng trong doanh nghiệp
Mục lục
Employer Branding nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp
Employer Branding được xây dựng thành công sẽ góp phần nâng cao độ nhận diện và trải nghiệm về thương hiệu trong doanh nghiệp nói riêng và trong cộng đồng nói chung. Bà Lê Thanh Nguyên An (Giám đốc Nhân sự, Tập đoàn VinaCapital) gợi ý những khía cạnh cốt lõi trong chiến lược xây dựng và tầm quan trọng của Thương hiệu Nhà tuyển dụng, đặc biệt trong vai trò thu hút, phát triển và quản trị nguồn nhân lực. Bà đã chia sẻ kinh nghiệm về cách thức xây dựng chiến lược Employer Branding của VinaCapital nói riêng và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại Việt Nam nói chung.
Một doanh nghiệp tạo ra được những trải nghiệm thương hiệu tích cực, chuyên nghiệp đối với các ứng viên hoặc đối với người lao động, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm tích cực đó đến những người xung quanh. Bằng một cách tự nhiên, Thương hiệu của bạn sẽ được lan tỏa bằng những thông tin và hình ảnh đáng tin cậy nhất. Chia sẻ trong buổi MBA Talk, bà Nguyên An cũng đã khẳng định, tiếng nói và câu chuyện của “người trong cuộc” về doanh nghiệp sẽ luôn đáng tin cậy và thuyết phục nhất. Những “đại sứ” này sẽ giúp truyền tải hiệu quả đến ứng viên tiềm năng nét tinh túy của doanh nghiệp.
Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng) được định nghĩa là uy tín thương hiệu doanh nghiệp dưới tư cách nhà tuyển dụng. Employer Branding được xây dựng từ cảm nhận của mọi người về môi trường làm việc của doanh nghiệp, từ quan điểm của ứng viên hoặc từ suy nghĩ của các nhân viên. Tại hội thảo MBA Talk với chủ đề “HR – Thương hiệu Nhà tuyển dụng”, các diễn giả là chuyên gia trong lĩnh vực Nhân sự sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này và hoàn thiện chiến lược xây dựng Thương hiệu Tuyển dụng trong doanh nghiệp
Employer Branding nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp
Employer Branding được xây dựng thành công sẽ góp phần nâng cao độ nhận diện và trải nghiệm về thương hiệu trong doanh nghiệp nói riêng và trong cộng đồng nói chung. Bà Lê Thanh Nguyên An (Giám đốc Nhân sự, Tập đoàn VinaCapital) gợi ý những khía cạnh cốt lõi trong chiến lược xây dựng và tầm quan trọng của Thương hiệu Nhà tuyển dụng, đặc biệt trong vai trò thu hút, phát triển và quản trị nguồn nhân lực. Bà đã chia sẻ kinh nghiệm về cách thức xây dựng chiến lược Employer Branding của VinaCapital nói riêng và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại Việt Nam nói chung.
Một doanh nghiệp tạo ra được những trải nghiệm thương hiệu tích cực, chuyên nghiệp đối với các ứng viên hoặc đối với người lao động, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm tích cực đó đến những người xung quanh. Bằng một cách tự nhiên, Thương hiệu Nhà Tuyển dụng của bạn sẽ được lan tỏa bằng những thông tin và hình ảnh đáng tin cậy nhất. Chia sẻ trong buổi MBA Talk, bà Nguyên An cũng đã khẳng định, tiếng nói và câu chuyện của “người trong cuộc” về doanh nghiệp sẽ luôn đáng tin cậy và thuyết phục nhất. Những “đại sứ” này sẽ giúp truyền tải hiệu quả đến ứng viên tiềm năng nét tinh túy của doanh nghiệp.
Chiến lược thứ ba, mức độ gắn kết của nhân viên. Bà An chia sẻ: “Có 4 yếu tố ảnh hưởng tới mức độ gắn kết của nhân viên: mức độ hài lòng công việc, cơ hội được đào tạo và phát triển, sự chăm sóc sức khỏe thể chất – tinh thần cùng chế độ đãi ngộ, và sự công nhận.”
Khảo sát tại VinaCapital cho thấy văn hóa tập đoàn, sự nhiệt tình và cách quản trị từ ban lãnh đạo là những yếu tố giúp nhân viên xóa mờ đi áp lực và cảm giác “khô khan” từ những con số. Thay vào đó là cảm giác “luôn ở giữa vòng chuyển động của nền kinh tế” bởi những cập nhật sôi động về lãi suất, lạm phát, VN-Index, tỉ giá, ngoại tệ…., bởi được trau dồi sự nhạy bén, óc phán đoán hay các hoạt động kết nối như tiệc tùng, team-building… để nhân viên được “làm hết mình, chơi hết sức”. Một khi mức độ gắn kết càng cao, chính nhân viên sẽ trở thành những người giúp doanh nghiệp truyền tải năng lượng tích cực cho các ứng viên tiềm năng, từ đó tăng Employer Branding và thu hút nhân tài về với tập đoàn.
Chiến lược cuối cùng được nhắc đến là phát triển đầu tư bền vững có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến mức độ gắn kết của nhân viên. Đây còn gọi là ESG (E – environmental – môi trường, S – social – xã hội, G – governance – quản trị).
“Để tạo ra một cơ hội đầu tư lâu dài, bền vững, VinaCapital luôn tập trung vào khả năng đạt chuẩn ESG của một doanh nghiệp. Nếu không đạt, tập đoàn sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục và cân nhắc trước khi đầu tư” – bà An phân tích rõ hơn về chiến lược ESG tại VinaCapital, quyết định đầu tư vào lĩnh vực năng lượng Việt 30 tỷ đô hay lập quỹ phi lợi nhuận vì trẻ em giúp đỡ cộng đồng và trẻ em mổ tim thành công.
Cuối cùng, bà An đưa ra nhận định: “Chiến lược đầu tư/ kinh doanh bền vững là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút nhân tài ở những vị trí cấp cao.”
Nguồn: ISB