Affiliate marketing là gì và cách thương hiệu tăng trưởng trong kỷ nguyên e-commerce

Trong kỷ nguyên thương mại điện tử đang bùng nổ, Affiliate Marketing đã trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp các thương hiệu gia tăng sự hiện diện và thúc đẩy doanh thu. Nhưng thực chất Affiliate Marketing là gì, và làm thế nào nó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng của các thương hiệu?

Affiliate Marketing là gì?

Thuật ngữ Affiliate Marketing xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng những năm 1990, được phổ biến bởi  William J. Tobin, người sáng lập chương trình affiliate marketing đầu tiên cho công ty PC Flowers & Gifts vào năm 1994. Chương trình của PC Flowers & Gifts khuyến khích các trang web khác quảng bá sản phẩm của công ty và nhận hoa hồng từ doanh số bán hàng từ các liên kết của họ.

Affiliate marketing là gì

Có thể nói, Affiliate Marketing là cứu tinh của các nhãn hàng khi những nỗ lực tiếp thị trực tiếp đều “bão hòa” trước lòng tin “sắt đá” của người tiêu dùng. Người tiêu dùng dần thông minh hơn, đồng nghĩa họ đa nghi hơn và hành trình mua hàng của họ dài hơn vì họ cần cân nhắc nhiều yếu tố hơn trước khi ra quyết định mua hàng chính thức.
Ngoài trang thông tin sản phẩm, khách hàng sẽ tham khảo thêm các kênh thông tin như nền tảng mã giảm giá/ hoàn tiền, nền tảng so sánh giá, bài viết đề xuất sản phẩm, lời chứng nhận của KOL/Influencer. Hình thức Affiliate Marketing là cách nhãn hàng xâm nhập vào những kênh tham khảo của khách hàng, qua đó tăng cơ hội được khách hàng cân nhắc chọn mua sản phẩm.

Có một số hình thức trả phí tiêu biểu trong hoạt động Affiliate Marketing ngày nay:

  • Per Sale: bên tiếp thị sẽ nhận hoa hồng trên mỗi đơn hàng thành công bán ra. Đây là chính thanh toán phổ biến của các sàn thương mại điện tử.
  • Per Action: bên tiếp thị sẽ nhận được hoa hồng cho hành động cụ thể như đăng ký nhận bản tin, yêu cầu liên hệ, yêu cầu tư vấn, đăng ký trải nghiệm sản phẩm,…
    Per Install: bên tiếp thị sẽ được nhận tiền cho cho mỗi lần ứng dụng hoặc phần mềm được cài đặt thành công trên thiết bị.
  • Per Lead: bên tiếp thị sẽ nhận được tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng.
  • Per Click: bên tiếp thị nhận được hoa hồng cho mỗi lần nhấp chuột vào liên kết. Phương thức này không ràng buộc bên tiếp thị phải xúc tiến thành công đơn hàng mà chủ yếu tập trung vào xây dựng nhận thức về thương hiệu.

Các loại hình Affiliate Marketing

Unattached Affiliate Marketing

Đây là mô hình liên kết không yêu cầu Affiliate Marketer phải xuất hiện hay cung cấp bất kỳ lời giới thiệu nào về sản phẩm. Thay vào đó, Affiliate Marketer chỉ cần đăng các liên kết sản phẩm ngẫu nhiên trên các nền tảng trực tuyến như Google hay Facebook. Mục tiêu là để người dùng nhấp vào các liên kết, từ đó Affiliate Marketer có thể nhận phí hoa hồng từ các cú click chuột.

Mô hình này được ưa chuộng bởi các Affiliate Marketer vì họ không cần cam kết về chất lượng sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, và chịu trách nhiệm về lời giới thiệu sản phẩm. Họ cũng không cần dành thời gian để tìm hiểu, trải nghiệm sản phẩm hay đầu tư tài chính để được cầm sản phẩm trên tay. Tuy nhiên, hình thức tiếp thị này được đánh giá là phương thức tiếp thị thụ động vì không tạo ra sự gắn bó hoặc tương tác sâu với khách hàng tiềm năng.

Related Affiliate Marketing

Hình thức Affiliate Marketing này thể hiện mức độ liên quan đến sản phẩm sâu sắc hơn. Dễ thấy nhất là hình thức liên kết qua các trong web, trang blog,… dẫn liên kết đến sản phẩm. Nhãn hàng sẽ trả tiền để có thể đặt liên kết sản phẩm của họ tại các từ khóa cụ thể trên trang web, hay bài blog có liên quan đến sản phẩm của họ.

Mặc khác, Affiliate Marketer có thể chủ động tạo dựng nội dung để chèn các liên kết sản phẩm vào nội dung một cách tương đối tự nhiên. Tận dụng uy tín sẵn có với cộng đồng người theo dõi, Affiliate Marketer trong trường hợp này sẽ giúp nhãn hàng tăng độ hiện diện và tăng tỉ lệ nhấp chuột vào liên kết sản phẩm. Tuy nhiên, quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa được đảm bảo vì người dùng không thể chắc chắn tác giả nội dung đã từng sử dụng qua sản phẩm mà họ đang giới thiệu.

Involved Affiliate Marketing

Đây là loại hình Affiliate Marketing mà người đại diện đã sử dụng sản phẩm và thấy hài lòng, vì vậy họ quyết định giới thiệu sản phẩm đến cộng đồng của mình. Để làm điều này, Affiliate Marketer cần chứng minh rằng họ đã trải nghiệm sản phẩm và chia sẻ những gì họ cảm nhận được về hiệu quả của sản phẩm.

Affiliate Marketer cần hiểu rõ về sản phẩm và dùng uy tín cá nhân của mình để làm cho lời giới thiệu trở nên đáng tin cậy hơn. Việc tiếp thị theo cách này sẽ khá mất thời gian, vì bạn cần dùng sản phẩm trong một khoảng thời gian đủ lâu để đưa ra đánh giá chính xác về nó.

Người tiêu dùng ngày nay khá tin tưởng Involved Affiliate Marketing và xem những lời xác minh của các Influencer/KOLs/KOCs là một căn cứ không thể thiếu trong hành trình mua hàng của họ. Vì thế, các nhãn hàng cũng không ngại “rót tiền” vào phương thức tiếp thị này với mong muốn rút ngắn quá trình chinh phục lòng tin của người tiêu dùng.

Involved Affiliate Marketing (IAM)

Vì đâu mà Affiliate Marketing trở thành ngành công nghiệp tỷ đô

Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị trả phí theo hiệu suất. Vì thế, từng đầu ngân sách đầu tư đều mang lại hiệu quả thương mại như đơn hàng thành công, doanh số, khách hàng tiềm năng. Đồng nghĩa với việc, nhãn hàng chỉ trả tiền cho các quảng cáo tạo ra doanh số. Theo báo cáo, trung bình một doanh nghiệp có thể tạo ra $14 trên 1$ chi cho Affiliate, tương đương ROI 1400%.

Không chỉ mang lại hiệu quả vượt trội trong doanh số, Affiliate Marketing cũng giúp nhãn hàng nâng cao nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng. Mỗi đối tác liên kết đều có một lượng người theo dõi nhất định. Nhãn hàng có thể lựa chọn những đối tác liên kết sở hữu tệp người theo dõi trùng khớp với nhóm khách hàng mục tiêu để mở rộng hơn lượng khách hàng tiềm năng.

Hơn hết, Affiliate không chỉ là về doanh số mà còn là về dữ liệu. Với những hệ thống Affiliate hoàn chỉnh, phương thức này cho phép doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu suất của từng đối tác liên kết. Đâu là nền tảng xuất hiện nhiều khách hàng nhất, đối tác liên kết nào tạo ra nhiều đơn hàng nhất, loại hình liên kết nào hấp dẫn với khách hàng hơn. Dựa trên những thông tin này, nhãn hàng có thể chuyển dần sang chiến lượng Affiliate tập trung vào những kênh, loại hình, nhà liên kết thật sự mang lại hiệu quả chuyển đổi. Thêm vào đó, phân tích dữ liệu Affiliate cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó xây dựng chiến lược đầu tư tiếp thị vào các điểm chạm có ảnh hưởng thực sự.

Kết

Thị trường Việt Nam đang hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để phát triển Affiliate Marketing. Việt Nam sở hữu lượng khách hàng tiềm năng dồi dào với lượng người tiêu dùng trẻ cao. Ngành Thương mại điện tử, môi trường hoàn hảo của Affiliate Marketing, đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng không ngừng. Thói quen mua sắm online có thể nói là đã được định hình ổn định trong cộng đồng người tiêu dùng. Đồng nghĩa với việc, các hoạt động mua sắm hàng hóa đều dần dịch chuyển sang môi trường internet. Đây hoàn toàn là một tin vui cho nhãn hàng cũng như các cá nhân, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Tiếp thị liên kết.

Marketing program

Dường như không có rủi ro trong hoạt động ứng dụng Affiliate Marketing vì doanh nghiệp chỉ trả phí khi người mua thực hiện thành công một đơn hàng. Tuy nhiên, chiến dịch Affiliate Marketing đòi hỏi một kế hoạch bày bản để đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Đội ngũ Marketing cần có những hiểu biết sâu sắc về loại hình tiếp thị này để lựa chọn được nền tảng tiếp thị phù hợp. Nền tảng tiếp thị phù hợp cung cấp cho doanh nghiệp các số liệu đúng như mong muốn, cũng như có các chính sách bảo vệ quyền lợi cho nhãn hàng và người tiêu dùng, tránh các gian lận từ bên thứ 3. Đặc biệt, Marketer cần có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng trong việc định giá tỷ suất hoa hồng chia cho đối tác liên kết, sao cho đủ hấp dẫn để thúc đẩy họ xúc tiến đơn hàng mà cũng phải đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị đang ngày càng được doanh nghiệp quan tâm và đầu tư. Trang bị những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến Affiliate Marketing giúp doanh nghiệp rút ngắn hành trình theo đuổi khách hàng và mang lại hiệu quả chuyển đổi nhanh chóng.

Chương trình Thạc sĩ PSO MBA cung cấp kiến thức nền tảng về Marketing và hoạch định chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.