Học thạc sĩ trái ngành & những điều kiện cần biết
Học thạc sĩ trái ngành đặc biệt là theo học Thạc sĩ Kinh doanh MBA trái ngành đang trở nên phổ biến và là một xu hướng để tìm kiếm cơ hội phát triển & thăng tiến trong công việc.
Nếu bạn quan tâm đến việc học thạc sĩ trái ngành và những điều kiện học thạc sĩ trái ngành cơ bản, PSO MBA sẽ thông qua bài viết dưới đây để làm rõ hơn các thắc mắc của bạn. Đặc biệt đối với bằng Thạc sĩ Kinh doanh MBA – tấm bằng có sự linh hoạt cao trong chương trình đào tạo và thường tích hợp cung cấp các kiến thức bao quát, toàn diện về quản trị, marketing, nhân sự, phân tích tài chính cùng với các kỹ năng khác.
Mục lục
Học thạc sĩ trái ngành, có thể hay không?
Tại Việt Nam, theo thông tư số 15/2014/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bạn hoàn toàn có thể thay đổi nguyện vọng chuyên ngành để học thạc sĩ trái ngành khi chuyển giao từ bậc cử nhân lên Thạc sĩ. Cụ thể: (1) Đối với người học chuyên ngành chính xác không cần học bổ sung; (2) Đối với người ngành học gần phải học bổ sung từ 3 – 5 môn trước khi bắt đầu học Thạc sĩ MBA; (3) Với những người học chuyên ngành khác phải học thêm một khóa từ 8 – 11 môn bổ sung.
Hiện tại, những ngành như quản trị kinh doanh cũng có đối tượng học viên tham gia nhiều hơn. Như vậy, nếu tốt nghiệp đại học ngành chính xác, ngành phù hợp ngành gần hay ngành khác với Quản trị Kinh doanh, bạn đều đủ điều kiện tham gia các kỳ tuyển sinh thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Một ví dụ giúp phân biệt các định nghĩa “chính xác”, “gần” và “khác” chuyên ngành để bạn dễ hình dung cho lựa chọn học thạc sĩ kinh doanh trái ngành có thể là: Nếu chuyên ngành “chính xác” của bạn là Marketing, chuyên ngành “gần” sẽ bao gồm các ngành trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, và các ngành thuộc khối kỹ thuật, y khoa… sẽ thuộc nhóm chuyên ngành “khác”.
Điều kiện học thạc sĩ kinh doanh trái ngành
Với tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh MBA, hầu hết điều kiện nhập học tại các trường quốc tế yêu cầu bạn phải có bằng đại học loại khá trở lên, từ 3-6 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường doanh nghiệp. Nếu bạn không thỏa các điều kiện này nhưng có kinh nghiệm làm việc thực tiễn, hồ sơ của ban vẫn có thể được chấp nhận. Một số chương trình MBA đại cương còn có thể yêu cầu chứng minh năng lực học thuật dựa trên kết quả điểm GMAT. Về năng lực ngoại ngữ, sinh viên quốc tế thường phải đạt IELTS 6.5 hoặc TOEFL 580 trở lên, cùng với một số yêu cầu khác (bài luận, phỏng vấn… có thể có) để đảm bảo đủ điều kiện học.
Tại Việt Nam, để đáp ứng đủ điều kiện học thạc sĩ trái ngành, ngoài yêu cầu về văn bằng tốt nghiệp đại học, các ứng viên cũng cần phải tham gia học bổ sung kiến thức và có đủ các kỹ năng liên quan. Trong đó, như PSO MBA đã chia sẻ, việc học bổ sung kiến thức là điều kiện bắt buộc đối với người học thạc sĩ trái ngành tại Việt Nam.
Đây cũng là một giai đoạn thiết yếu cho sự phát triển lâu dài từ việc “rẽ hướng”. Vì vậy, đối với điều kiện nhập học chương trình Thạc sĩ Kinh doanh PSO MBA, cùng với việc đảm bảo trình độ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) 5.5 hoặc tương đương hoặc đạt 60% bài thi tiếng Anh đầu vào, điều kiện học thuật cho các ứng viên học thạc sĩ “trái ngành” (tốt nghiệp chương trình Cử nhân không thuộc khối ngành Kinh tế hoặc tốt nghiệp tại trường đại học nhóm 2 (theo quy định của Úc)) cũng bao gồm các học phần bổ sung kiến thức nền tảng trước khi bước vào chương trình học chính thức.
Vậy, có nên học thạc sĩ trái ngành hay không?
Trước khi quyết định chọn học thạc sĩ kinh doanh trái ngành, điều quan trọng nhất bạn cần là xác định rõ mục tiêu, định hướng và tầm nhìn riêng, hiểu rõ MBA là gì, từ đó đánh giá mức độ cần thiết của tấm bằng với công việc và nhu cầu của bản thân. Khả năng về chi phí, thời gian học MBA cũng là một trong những điều đáng quan tâm, cân nhắc. Tuy vậy, học thạc sĩ trái ngành có thể là lựa chọn mở ra cho bạn nhiều cơ hội mới và tạo nên bước ngoặt thành công trong sự nghiệp.
Khách mời của hội thảo MBA For Success số 12 là ThS. BS. Nguyễn Thành Danh, Tổng Giám đốc Besins Healthcare Việt Nam – người cũng chọn “rẽ hướng” học MBA trái ngành với xuất phát điểm là một bác sĩ cũng có nhiều chia sẻ xoay quanh việc học thạc sĩ kinh doanh trái ngành.
Theo ông, điều cốt lõi là khi ngồi vào một “chiếc ghế” quản trị mới là bạn phải tự học thêm và liên tục tự trau dồi các kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Ông cho biết: “Năng lực quản trị cần có bài bản, hệ thống. Đặc biệt khi đối tượng quản lý là con người, sự chuẩn mực lại cực kỳ quan trọng.” Vì vậy, vốn chỉ có kiến thức về y khoa, ông Danh đã quyết định theo học MBA để bồi dưỡng thêm kỹ năng quản trị và các kiến thức bao quát hơn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.