“Phương pháp tạo động lực bằng áp lực của cô Thanh Xuân có thể tạo ra những thách thức nhất thời nhưng lại giúp học viên gặt hái được trái ngọt về sau.” Đây là những chia sẻ đến từ chị Mai Phương Mỹ, Head of Finance Planning & Analysis, Generali Life Insurance Vietnam .
*Được biết, chị đang là học viên lớp PSO MBA. Mời chị giới thiệu đôi nét về bản thân cũng như về công việc hiện tại.
Tôi là Mai Phương Mỹ, hiện đang làm việc tại Generali Life Insurance Vietnam với vai trò Head of Finance Planning & Analysis. Tôi hiện đang quản lý một nhóm 5 nhân viên. Công việc của tôi xoay quanh hoạch định chiến lược tài chính, quản lý dòng tiền và lập báo cáo tài chính thường niên cho Generali Việt Nam.
*Đâu là những yếu tố then chốt thuyết phục chị lựa chọn PSO MBA?
Ý định học MBA của tôi bắt nguồn từ muốn cải thiện kỹ năng quản lý đội ngũ và trau dồi kiến thức về các chức năng kinh doanh khác nhau trong doanh nghiệp như là HR, Marketing, Công nghệ thông tin,…
Tôi tin tưởng lựa chọn PSO MBA vì đây là một chương trình đào tạo Thạc sĩ chất lượng cao. Giáo trình đào tạo của PSO MBA được thiết kế bởi Western Sydney University, thuộc top 1% đại học xuất sắc nhất thế giới. Tôi cũng ưu tiên PSO MBA hơn khi biết chương trình có hình thức học hybrid, kết hợp online và offline giúp tôi có thể theo đuổi việc học ngay cả khi tôi đang làm công việc toàn thời gian. Cuối cùng là vì chi phí hợp lý. So sánh với những MBA quốc tế khác, PSO MBA có mức phí phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của tôi.
*Những kiến thức và kỹ năng chị có được trong quá trình học PSO MBA đã bổ trợ cho công việc hiện tại của chị như thế nào?
Dù đã có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực tài chính, kiến thức của tôi vẫn đang tiếp tục mở rộng đến những cấp độ cao hơn sau khi học PSO MBA. Công việc hiện tại của tôi chủ yếu xoay quanh nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo tài chính và quản lý ngân sách. Nhờ chương trình, tôi được tiếp cận và hiểu rõ hơn về đầu tư tài chính. Những kiến thức mới này giúp tôi trong việc hoạch định chiến lược cải thiện dòng tiền và các chỉ số tài chính khác như giảm tỷ lệ thôi việc, tăng hiệu suất đầu tư của công ty,…
*PSO MBA áp dụng nhiều phương pháp đào tạo mới mẻ. Đâu là phương pháp khiến chị cảm thấy hứng thú nhất?
Thực hành hoạch định chiến lược Marketing trên hệ thống giả lập là một phương pháp tiếp cận khiến tôi vô cùng hào hứng. Cụ thể, học viên sẽ được tham gia vào hệ thống Marketing giả lập trong bối cảnh có 5 công ty cạnh tranh nhau trong lĩnh vực kinh doanh xe đạp trên toàn cầu. Tôi cảm thấy cách tiếp cận này rất mới mẻ và không kém phần thực tế.
Đặc biệt, phương pháp này giúp tôi học được những bài học sâu sắc hơn. Thông qua việc vận hành một doanh nghiệp giả lập, chúng tôi không chỉ học về marketing mà còn rèn luyện kỹ năng quản lý dự án, quản lý dòng tiền, quản lý ngân sách và nâng cao độ nổi tiếng của thương hiệu để đạt được lợi nhuận cao. Đây là cách tiếp cận toàn diện giúp học viên áp dụng kiến thức thực tiễn và chuẩn bị tốt hơn cho vai trò quản lý trong tương lai.
*Bên cạnh đó đâu là trải nghiệm học tập để lại cho chị ấn tượng sâu sắc nhất?
Trải nghiệm làm bài cuối khóa môn Contemporary People Management do cô Lê Thị Thanh Xuân giảng dạy có lẽ là một kỷ niệm khó quên. Nhóm chúng tôi đã gặp cô để được cô tư vấn thêm về cách thực hiện bài thuyết trình kết thúc môn. Tôi dần trở nên căng thẳng vì cô “dí” chúng tôi với rất nhiều câu hỏi và liên tục đặt ra các tiêu chuẩn cao cho bài làm.
Nhớ lại thời điểm đó, tôi đã rất vật vã vì cách tiếp cận mới mẻ của cô. Có thể nhận thấy, phương pháp hướng dẫn của cô cụ thể là dùng áp lực để thúc đẩy học viên. Phương pháp này có thể tạo ra những khó khăn nhất định nhưng lại giúp học viên gặt hái được trái ngọt về sau.
Thật vậy, bài làm của nhóm cuối cùng được cải thiện rất nhiều và đạt kết quả vượt mức mong đợi. Cấu trúc bài chặt chẽ và mang những thông tin bổ trợ có giá trị. Quá trình tìm hiểu và thực hiện những thử thách mà cô Xuân đặt ra giúp các thành viên hiểu bài một cách cặn kẽ hơn, từ đó giúp cả nhóm có được phần phản biện sắc bén trong phần hỏi – đáp trên lớp.
*Chị có thể kể vài thay đổi chị nhận thấy ở bản thân sau khi học PSO MBA?
Hầu hết giảng viên có yêu cầu rất cao về chất lượng bài thuyết trình và bài báo cáo: cấu trúc chặt chẽ, vấn đề trọng tâm, lý thuyết phù hợp, bằng chứng thuyết phục,… Những tiêu chuẩn đó thúc đẩy tôi phải hoàn thành bài tập một cách chỉn chu nhất có thể. Trải qua nhiều học phần, tôi dần hình thành thói quen hoàn thành kết quả công việc một cách tỉ mỉ và đạt chất lượng.
Tổng quan chương trình đào tạo tập trung vào kỹ năng phân tích và tư duy phản biện. Khi gặp phải một vấn đề, thay vì vội vàng kết luận như trước kia, bây giờ tôi sẽ lùi lại để có cái nhìn tổng quan về vấn đề. Tiếp theo là quan sát và phân tích nó dưới nhiều khía cạnh trước khi đề xuất giải pháp phù hợp.
Bản thân tôi cũng dần rèn luyện thành công kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Ban đầu tôi gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa học và làm. Nhờ phân chia thời gian và công việc theo mức độ ưu tiên, tôi đã có thể hoàn thành tốt cả hai.
Những thay đổi này không chỉ giúp tôi phát triển cá nhân mà còn cải thiện khả năng làm việc trong môi trường công việc đầy thử thách.
*Nếu có nhắn gửi những bạn đang tìm kiếm một chương trình Thạc sĩ Kinh doanh, chị sẽ chia sẻ gì?
Tôi muốn nhấn mạnh vào tính thực tiễn của chương trình PSO MBA. Bởi vì mỗi dự án tôi được tham gia trong quá trình học đều rất giống với dự án thực tế của một doanh nghiệp.
Quan trọng hơn, giáo trình được thiết kế để linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tượng học viên. Dù bạn chuẩn bị trở thành quản lý, dự định khởi nghiệp, thậm chí là cử nhân vừa mới tốt nghiệp cũng có thể theo học. Học PSO MBA là một trong nhiều cách giúp bạn thực hành đầu tư vào bản thân, vừa có thể nâng cao giá trị cá nhân vừa phát triển chuyên môn.
Yếu tố networking cũng khá hấp dẫn để bạn cân nhắc. Bạn không chỉ học từ lý thuyết hay giảng viên, mà còn có thể học từ những bạn cùng lớp. Trong khuôn khổ chương trình có thêm các hoạt động kết nối như MBA Talk, MBA Connect,… mở ra cơ hội gặp gỡ nhiều cá nhân ưu tú trong đa dạng lĩnh vực và ngành nghề.
PSO MBA là chương trình thạc sĩ kinh doanh chuẩn quốc tế, được thiết kế bởi Đại học Western Sydney, Australia thuộc Top 1% Đại học xuất sắc nhất thế giới.