03 loại hình E-commerce chính tại Việt Nam

Trên chặng đua đường dài thị trường thương mại điện tử, sự thấu hiểu về dữ liệu hành vi của từng nhóm shopper là điều cần thiết để doanh nghiệp tối ưu hoá chiến lược ngành hàng và sản phẩm. 

Hội thảo MBA Talk #89 với chủ đề “Data-Driven Insights into Shopper Behavior: Optimizing E-commerce Strategies for Success” đi sâu vào hành vi của shopper trên từng loại hình E-commerce. Sự kiện chào đón ba diễn giả là các chuyên gia, giám đốc cấp cao trong lĩnh vực thương mại điện tử đến tham gia chia sẻ với học viên PSO MBA.

03 loại hình E-commerce chính tại Việt Nam 

Tại phần chia sẻ của mình, bà Phạm Thị Nhung – Lecturer/ Former Head of E-commerce, Vinamilk cho biết, tại Việt Nam, có 3 loại hình thương mại điện tử phổ biến bao gồm: Marketplace – Food Delivery – Social Commerce.

1/ Marketplace

Marketplace là hình thức E-commerce phổ biến ở Đông Nam Á, nổi bật là các nền tảng Shopee, Lazada, Tiki với đặc trưng sở hữu danh mục sản phẩm phong phú và các chương trình khuyến mãi giảm giá thường xuyên:

  • Sản phẩm đa dạng: Thị trường cung cấp nhiều loại sản phẩm thuộc nhiều danh mục/ ngành hàng khác nhau
  • Nhiều người bán: Thị trường tự do,người bán có thể đăng tải sản phẩm của mình, nhờ đó người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và mức giá khác nhau
  • Giao dịch được quản lý: Nền tảng xử lý việc xử lý thanh toán, giải quyết tranh chấp và hậu cần, đảm bảo quá trình giao dịch
  • Đánh giá và xếp hạng của người dùng: Người mua có thể để lại đánh giá và xếp hạng, giúp người dùng khác có thêm góc nhìn trước khi ra quyết định

2/ Food Delivery

Nền tảng thương mại điện tử giao đồ ăn kết nối người dùng với các nhà hàng và cơ sở thực phẩm địa phương, cho phép người dùng đặt bữa ăn và giao đồ ăn đến tận nhà. Các nền tảng này đóng vai trò trung gian, chịu trách nhiệm xử lý đơn hàng, thanh toán và cung cấp dịch vụ giao hàng. Các đặc trưng của Food Delivery gồm: 

  • Tập trung vào địa phương: Chủ yếu phục vụ người tiêu dùng địa phương hoặc lân cận, tập trung vào việc cung cấp các bữa ăn, đồ uống và đôi khi là hàng tạp hóa
  • Tiện lợi: Mang đến cho người dùng sự tiện lợi khi đặt món ăn từ nhiều nhà hàng khác nhau mà không cần rời khỏi nhà
  • Theo dõi thời gian thực: Hầu hết các nền tảng đều cung cấp tính năng theo dõi đơn hàng theo thời gian thực và thời gian giao hàng ước tính
  • Ẩm thực đa dạng: Người dùng có nhiều lựa chọn ẩm thực và lựa chọn ăn uống, từ đồ ăn nhanh đến đồ ăn cao cấp

3/ Social Commerce

Thương mại xã hội sử dụng các nền tảng Social Media để tạo điều kiện thuận lợi mua và bán sản phẩm trực tuyến. Điển hình cho loại hình này là TikTok khi tận dụng các tương tác và nội dung do người dùng tạo ra để thúc đẩy doanh số bán hàng. Một số đặc trưng nổi bật nền tảng này bao gồm: 

  • Trải nghiệm mua sắm tích hợp: Các tính năng mua sắm được nhúng trực tiếp vào nền tảng truyền thông xã hội, cho phép người dùng xem và mua hàng mà không cần rời khỏi ứng dụng.
  • Ảnh hưởng xã hội: Việc mua hàng thường bị ảnh hưởng bởi các tương tác trên nền tảng, khuyến nghị và tiếp thị liên kết.
  • Nội dung đến từ phía người dùng: Nội dung do người dùng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
  • Mức độ tương tác: Mức độ tương tác cao của người dùng thông qua lượt thích, bình luận, chia sẻ và tương tác trực tiếp với thương hiệu.
Phạm Thị Nhung - MBA Talk #89: Ecommerce
Diễn giả Phạm Thị Nhung – Lecturer/ Former Head of E-commerce, Vinamilk chia sẻ về 03 loại hình e-commerce chính tại Việt Nam.

Nhận xét về sự đa dạng này, bà Nhung cho biết, thị trường thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng lớn, dự kiến đạt khoảng 40 tỷ USD đến năm 2030. Trong những bước xây dựng chiến lược trên nền tảng này, thương hiệu cần phải xác định mission (mục tiêu) của người dùng trên từng nền tảng.   

Dữ liệu hành vi online shopper nói lên điều gì? 

Từ dữ liệu shopper behavior, doanh nghiệp hay người bán có thể nhận biết chi tiết về sở thích, điểm chạm, rào cản trong việc lựa chọn danh mục. Nền tảng thương mại điện tử cũng đã đưa ra rất nhiều các chiến dịch nhằm “tạo cung, kích cầu”, đó là thời điểm thu hút lượng truy cập lớn từ người dùng đồng thời tạo cơ hội người bán có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.

Nói về E-commerce, ông Dũng cho biết, customer journey (trải nghiệm khách hàng) là yếu tố quan trọng nhất. Trải nghiệm khách hàng ở đây được đánh giá theo các tiêu chí: giao diện nền tảng, danh mục ngành hàng, phương thức thanh toán. Theo sau đó là các yếu tố logistic như thời gian giao hàng, tiến độ giao hàng, sau cùng là hỗ trợ sau khi mua hàng.  

Dưới góc nhìn của người làm thương hiệu, bà Nhung nhận định, vì thương mại điện tử là một “miếng bánh lớn” mà  doanh nghiệp nào cũng nhắm tới, E-commerce không chỉ là kênh thuần về bán hàng mà  còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu. 

Bà Nhung chia sẻ, thương hiệu khi xây dựng chiến lược trên sàn thương mại điện tử cần nghiên cứu kĩ về tính năng và công cụ hỗ trợ của ứng dụng thương mại điện tử đó. Điều này giúp thương hiệu có thể nắm bắt được xu hướng mua sắm của từng nhóm khách hàng, áp dụng công nghệ hỗ trợ để tối ưu hóa trải nghiệm sản phẩm và tận dụng thời gian chiến dịch trên nền tảng để tăng doanh thu.    

Bà kết luận, việc thu thập thông tin shopper behavior là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể nhận biết những rào cản từ đó tạo ra hoạt động xoá bỏ hoặc kích thích nhu cầu mua hàng của người dùng.  

Khác với các kênh bán hàng truyền thống, vì đặc thù thay đổi liên tục, bà Nhung gợi ý, dữ liệu hành vi người dùng TMĐT nên được thực hiện đo lường, giám sát và phân tích với mức độ thường xuyên theo quý, theo tháng hay thậm chí theo tuần để thu thập được kết quả thực tế nhất.

Kết 

Với sự đa dạng trong xu hướng tiêu dùng cũng như nhu cầu ngày càng phát triển của người dùng thương mại điện tử, sự thấu hiểu về hành vi người dùng chính là bí quyết giúp chinh phục thị trường sôi động và đầy tiềm năng này.

MBA Talk là chuỗi hội thảo với sự tham dự của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, các lãnh đạo, quản lý cấp cao từ các doanh nghiệp đa quốc gia, tập đoàn lớn trong và ngoài nước cùng các Giáo sư – Tiến sĩ từ các trường đại học lớn tại Việt Nam & Nước ngoài. Các khách mời sẽ cùng thảo luận, chia sẻ nhiều vấn đề, tình huống thực tiễn trong kinh doanh nhằm cung cấp kiến thức theo hướng chuyên sâu, đúng triết lý đào tạo PSO (Problem Solving in Organization).