* Được biết, chị Thảo hiện đang giữ chức vụ Brand Manager tại một startup đồng hồ cao cấp – TOPBOP. Chị có thể chia sẻ thêm về công việc?
Tôi là Nguyễn Thị Thu Thảo, Brand Manager tại TOPBOP – một startup về lĩnh vực Thời trang cao cấp, Học viên PSO MBA khóa 2024. TOPBOP chủ yếu nhập khẩu và phân phối độc quyền các thương hiệu đồng hồ độc lạ nổi tiếng từ Thuỵ Sỹ & các nước châu Âu. Hiện tại, tôi tập trung vào mảng phát triển kinh doanh và marketing, vận hành trong công ty.
* Đâu là yếu tố giúp chị quyết định chọn chương trình Thạc sĩ Kinh doanh PSO MBA?
Từ lâu, tôi luôn ấp ủ dự định thành lập công ty riêng. Sau khi tìm hiểu, tôi nhận thấy nhiều CEO nổi tiếng trên thế giới đều có bằng MBA. Do đó, tôi quyết định theo đuổi con đường này để trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong hành trình lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp hiệu quả.
Trong lúc nghiên cứu về các chương trình Thạc sĩ quốc tế tại Việt Nam, tôi ấn tượng với PSO MBA vì sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức các talk show với sự tham gia của nhiều alumni, chuyên gia. Từ sự chỉn chu về nội dung, hình ảnh đến dàn dựng, tôi nghĩ chương trình có những giảng viên uy tín đang giảng dạy. Vì vậy, tôi quyết định chọn PSO MBA.
* Trong quá trình học PSO MBA, khó khăn lớn nhất chị gặp phải là gì?
Thử thách lớn nhất tôi gặp phải trong quá trình học chính là cân bằng thời gian. Hầu như tôi không có đủ khoảng nghỉ trong ngày khi vừa học vừa làm. Để hoàn thành bài tập đúng thời hạn, tôi đã tranh thủ học trong mọi khoảnh khắc như lúc trên xe, trên máy bay, … Tất cả những khó khăn trên đã giúp tôi rèn luyện một sự kỷ luật nhất định khi tham gia chương trình.
Việc sắp xếp thời gian họp nhóm là một trong những thách thức lớn mà chúng tôi phải đối mặt trong suốt quá trình học tập tại PSO MBA. Lịch trình học tập và công việc dày đặc của mỗi thành viên khiến việc tìm được thời gian chung cho cả nhóm trở nên khó khăn.
Ban đầu, chúng tôi thử họp nhóm online, nhưng hiệu quả không cao vì không thể trao đổi trực tiếp và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Nhận ra điều này, chúng tôi quyết định đặt ra luật mới: họp offline tại quán cà phê ít nhất mỗi tuần một lần. Việc gặp gỡ trực tiếp giúp chúng tôi có thể trao đổi chuyên môn một cách hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn và tăng cường gắn kết nhóm. Môi trường học tập tại quán cà phê cũng tạo cảm hứng và thúc đẩy chúng tôi chia sẻ ý tưởng một cách cởi mở và sáng tạo.
* Đâu là môn học cho chị nhiều ấn tượng nhất trong suốt quá trình học PSO MBA?
Trong suốt quá trình học, tôi ấn tượng nhất với môn Integrated Business Experience. Theo tôi, đây là một môn học được thiết kế logic, là nền tảng để học viên hiểu tổng quan về cách vận hành doanh nghiệp thông qua trải nghiệm điều hành công ty mô phỏng.
Trong môn học này, tôi cùng các thành viên trong nhóm đã có cơ hội thử sức với vai trò lãnh đạo, đưa ra quyết định về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, marketing, nhân sự, v.v. Nhờ sự nỗ lực hợp tác và tinh thần học hỏi không ngừng, nhóm chúng tôi đã xuất sắc đưa doanh nghiệp mô phỏng lên top 15 thế giới và top 1 lớp.
Trong môn học, các team đều phụ trách vận hành và phát triển công ty bán xe đạp. Thử thách đầu tiên cho cả nhóm chính là phân bổ nguồn tiền đầu tư hiệu quả. Ở giai đoạn đầu, vì chưa từng có kinh nghiệm về việc phân bổ nguồn tiền nên đã dẫn đến việc bất đồng quan điểm. Để giải quyết vấn đề trên, các thành viên với kinh nghiệm khác nhau trong nhóm đã lần lượt tận dụng thế mạnh để chứng minh quan điểm khi đưa ra kết luận về việc nguồn tiền nên đổ vào đâu.
Sau khi vượt qua thử thách đầu tiên, nhóm tôi lại tiếp tục gặp thử thách thứ hai: lỗ liên tiếp ba trên sáu quý. Ngay lập tức, thầy đã cùng nhóm phân tích và gợi ý hướng giải quyết bằng cách đặt những câu hỏi gợi mở để xác định insight đã bị bỏ qua trước đó. Đồng thời, thầy còn gửi thêm rất nhiều tài liệu để cả nhóm có thể tham khảo. Cuối cùng, team của chúng tôi đã áp dụng “tư duy ngược” để lội ngược dòng ở hai quý cuối, giúp doanh nghiệp vươn mình đạt lợi nhuận cao nhất thị trường.
Sau khi nhìn lại quá trình vận hành, chúng tôi nhận thấy việc nhắm vào thị trường với phân khúc nhỏ chính là lý do dẫn đến việc thất bại ở các quý đầu. Để có thể quay lại đường đua, chúng tôi đã mở rộng thị trường, điều chỉnh chiến lược về giá bằng cách nâng cao chất lượng và giá cả, tập trung marketing vào thị trường lớn hơn. Điều này đã giúp chúng tôi có một bước “lội ngược dòng” đầy ngoạn mục trước các đối thủ.
* Giảng viên yêu thích nhất của chị là thầy/ cô nào?
Giảng viên yêu thích của tôi là cô Mai Linh – General Manager for Indochina at HALEON trong môn Leadership and HR Management. Những chia sẻ từ cô Mai Linh giúp tôi hiểu rằng điều quan trọng khi trở thành leader là thẳng thắn bày tỏ quan điểm để công việc trở nên tốt hơn dù điều đó có dẫn đến xung đột. Nhờ sự chia sẻ của cô, tôi biết cách tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng và giao tiếp hiệu quả hơn với các thành viên.
Bên cạnh đó, tôi cũng ấn tượng với cô Nguyễn Hà Trang, Human Resource Director, PepsiCo Foods Vietnam khi tham gia vào MBA Talk #69 với chủ đề “Cẩm nang chinh phục vị trí leader dành cho gen Z”. Cô chia sẻ về để trở thành leader, một gen Z cần có hai yếu tố: (1) khát vọng thăng tiến, (2) nguồn năng lượng tràn đầy. Thông qua bài chia sẻ về “outward mindset” – tư duy cùng thắng và “dare mindset” – tư duy vượt qua những giới hạn và phát triển, tôi được truyền cảm hứng mạnh mẽ để trở thành một người leader sở hữu nguồn năng lượng dồi dào, luôn luôn dám khác biệt.
* Chị đã có những thay đổi gì sau khi tham gia chương trình PSO MBA?
Tham gia chương trình PSO MBA đã mang đến cho tôi những trải nghiệm học tập vô cùng quý giá, giúp tôi rèn luyện được hai kỹ năng quan trọng: khả năng tự học và tư duy hệ thống.
Chương trình PSO MBA khuyến khích tư duy phản biện. Thay vì chỉ truyền đạt một chiều, giảng viên đóng vai trò như người hướng dẫn, khơi gợi sự tò mò và kích thích tư duy sáng tạo của học viên. Nhờ vậy, tôi đã học được cách tự đặt câu hỏi, tự tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Từ việc nâng cao khả năng tự học, tôi ngày càng được mở thêm nhiều kiến thức mới, thêm nhiều góc nhìn thật sự thú vị.
Bên cạnh đó, tôi còn có cơ hội rèn luyện tư duy hệ thống (system thinking) trong quá trình học tập. Thông qua môn Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System), tôi đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức về hệ thống thông tin, quy trình sắp xếp, quản lý dữ liệu khách hàng khi điều hành một doanh nghiệp. Khi trực tiếp tham gia thực hành trên hệ thống CRM, tôi hiểu hơn về các giai đoạn trải nghiệm của khách hàng, từ đó đưa ra những chương trình chăm sóc phù hợp. Sau môn học, tôi đã tự tin hơn với nền tảng tư duy hệ thống mà mình đã được học trong chương trình.
* Lời khuyên của bạn cho các bạn đang cân nhắc chương trình PSO MBA này là gì?
Đầu tiên, các bạn cần quản lý thời gian chặt chẽ vì khối lượng kiến thức và bài tập trong chương trình sẽ khá nặng. Việc tuân thủ lịch trình một cách kỷ luật giúp các bạn dễ dàng phân bổ thời gian hiệu quả.
Tiếp theo, các bạn cần đặt ra mục tiêu rõ ràng cho việc học. Theo tôi, các bạn không nên lấy tấm bằng làm đích đến mà các bạn cần gặp gỡ, kết nối những bạn học, chuyên gia, giảng viên để mở ra những góc nhìn đa chiều, tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Cuối cùng, tinh thần tự học đóng vai trò quan trọng để các bạn tận dụng tối đa kiến thức từ chương trình. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các bạn cần rèn luyện tinh thần chủ động học hỏi, mày mò, và tư duy phản biện để nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân.
PSO MBA là chương trình thạc sĩ kinh doanh chuẩn quốc tế, được thiết kế bởi Đại học Western Sydney, Australia thuộc Top 1% Đại học xuất sắc nhất thế giới.