Muốn du học thành công, cần biết những điều gì?
Du học là một hành trình đầy thử thách, nhưng cũng là một khoản đầu tư lớn. Để đạt được mục tiêu du học, bạn cần trang bị cho mình thật kỹ càng những kiến thức cần thiết.
>> Tìm hiểu thêm về du học Thạc sĩ MBA và những lưu ý cần biết.
Lợi ích của việc đi du học
Đi du học đồng nghĩa với việc trao đầu tư cả tài chính và năng lượng vào trong thời gian dài để có được những lợi ích như:
Mở rộng kiến thức, kỹ năng: từ việc tiếp cận với hệ thống giáo dục tiên tiến, phương pháp giảng dạy hiện đại và các tài liệu học tập phong phú. Từ đó xây dựng nền tảng kiến thức chuyên ngành được cập nhất mới nhất. Đồng thời, các kỹ năng mềm cũng sẽ được cải thiện thông quan những góc nhìn mới và môi trường mới.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ: khi sống và học tập trong môi trường ngoại quốc, việc dùng ngoại ngữ để giao tiếp là điều bắt buộc. Với tần suất sử dụng thường xuyên ngày qua ngày, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ trong một thời gian ngắn. Từ đó nâng cao sự tự tin khi giao tiếp.
Trải nghiệm văn hóa mới: kèm theo những kiến thức và kỹ năng, thì du học sinh sẽ thu thập được rất nhiều trải nghiệm khó quên khi học tập tại một nền văn hóa mới lạ. Điều này giúp đa dạng hóa góc nhìn, tiếp thu thêm những giá trị văn hóa khác nhau, và bài học rút ra.
Mạng lưới quan hệ quốc tế: xuyên suốt quá trình học tập, du học sinh có cơ hội kết nối với bạn bè, giảng viên, chuyên gia không chỉ ở nước sở tại mà còn là toàn cầu, khi họ cũng chung mục đích là du học. Đây là 1 cơ hội tuyệt vời để du học sinh được học hỏi lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ, tạo nền tảng cho những hợp tác quốc tế sau này.
Cơ hội việc làm: du học sinh còn có thêm 1 điểm cộng rất lớn trong hồ sơ tìm kiếm cơ hội việc làm trong mơ của mình. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao bằng cấp quốc tế cũng như kinh nghiệm sống ở nước ngoài. Từ những kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa quốc gia, đến khả năng sử dụng ngoại ngữ, kiến thức nền tảng vững chắc đến cách giải quyết vấn đề mới lạ.
>> Xem thêm: Học phí MBA quốc tế bao nhiêu?
Thách thức khi đi du học
Bên cạnh những lợi ích, du học sinh cũng chuẩn bị tâm lý thật kỹ trước sự thay đổi lớn này. Các thách thức du học sinh sẽ đối mặt bao gồm:
Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới: khi bước vào một quốc gia với văn hóa, phong tục, và lối sống hoàn toàn khác biệt, việc thích nghi không hề đơn giản. Cú sốc văn hóa có thể khiến du học sinh cảm thấy lạc lõng, cô đơn, và thậm chí là mất phương hướng. Những thói quen sinh hoạt hàng ngày, cách giao tiếp, và quan điểm sống khác biệt đôi khi tạo ra những xung đột nội tâm, đòi hỏi họ phải chuẩn bị tâm lý, điều chỉnh tư duy và thái độ để hòa nhập với cộng đồng mới.
Áp lực học tập: đến từ sự khác biệt của hệ thống giáo dục và phương pháp giảng dạy. Các nước tân tiến thường có yêu cầu cao về mặt học thuật, đòi hỏi sinh viên phải tự nghiên cứu, tư duy phản biện, và làm việc độc lập nhiều hơn so với những gì họ đã quen thuộc ở quê nhà. Căng thẳng, mất cân bằng giữa việc học và cuộc sống cá nhân sẽ là những hệ quả đến từ áp lực này, nếu không có sự chuẩn bị tốt.
Tài chính: bao gồm chi phí học tập, sinh hoạt phí, bảo hiểm, và các chi phí phát sinh khác, thường cao hơn nhiều so với việc học tập trong nước. Việc quản lý tài chính cá nhân trong một môi trường mới, chi phí sinh hoạt cao và những bất ngờ tài chính không lường trước, có thể trở thành một gánh nặng lớn. Chính vì vậy, rất nhiều du học sinh tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm để hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên điều này cũng tạo thêm áp lực trong quá trình học tập, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần.
Rào cản ngôn ngữ: để có được những lợi ích từ việc thông thạo ngoại ngữ nhờ du học, thì trước hết du học sinh phải trải qua thời gian đầu với rào cản về ngôn ngữ. Những việc như đi học, kết bạn, tham gia hoạt động cộng đồng, sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ gặp khó khăn. Thậm chí, du học sinh có thể cảm thấy tự ti, lo lắng khi giao tiếp, và điều này làm tăng cảm giác cô lập.
>> Xem thêm: Bằng Thạc sĩ có xếp loại không?
Các hình thức du học phổ biến
Có ba hình thức du học phổ biến mà sinh viên có thể lựa chọn, mỗi hình thức đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng.
Du học toàn phần
Du học toàn phần là hình thức mà sinh viên theo học toàn bộ chương trình học tại một trường đại học nước ngoài, từ bậc cử nhân đến sau đại học. Điểm mạnh của hình thức này là sinh viên có cơ hội hòa mình hoàn toàn vào môi trường học tập và văn hóa nước ngoài, giúp họ phát triển toàn diện cả về học thuật và kỹ năng cá nhân.
Tuy nhiên, hạn chế của du học toàn phần là chi phí thường cao hơn rất nhiều so với việc học trong nước, bao gồm học phí, sinh hoạt phí, và các chi phí khác. Thêm vào đó, thời gian xa gia đình và bạn bè kéo dài có thể gây ra cảm giác cô đơn, nhớ nhà và áp lực tâm lý.
Du học bán phần
Du học bán phần, hay còn gọi là chương trình trao đổi sinh viên, là hình thức mà sinh viên chỉ học một phần chương trình tại nước ngoài, thường là từ một học kỳ đến một năm.
Điểm mạnh của du học bán phần là sinh viên có thể trải nghiệm môi trường học tập quốc tế mà không cần phải xa nhà quá lâu, giúp giảm bớt áp lực tài chính và tinh thần. Sinh viên hoàn thành một nửa chương trình tại Việt Nam, sau đó chuyển tiếp qua đại học quốc tế và vẫn nhận được bằng cấp quốc tế.
Tại chương trình MBA của PSO, sinh viên có thể chọn hình thức du học chuyển tiếp trong giai đoạn 2 của chương trình. Chương trình này cho phép học viên bắt đầu chương trình học của mình tại Việt Nam, sau đó chuyển tiếp qua trường Đại học Western Sydney, Úc. Nhờ vậy, học viên tối ưu hóa chi phí học tập của mình, đồng thời nhận bằng cấp quốc tế và trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến, góp phần vào sự thăng tiến trong sự nghiệp của sinh viên.
Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là thời gian ngắn hạn có thể dẫn đến việc trải nghiệm bị giới hạn.
Du học liên kết
Du học liên kết là một hình thức học tập mà sinh viên hoàn thành một phần chương trình học tại một cơ sở giáo dục trong nước và phần còn lại tại một trường đại học đối tác ở nước ngoài. Thông qua các thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học, sinh viên có thể nhận bằng cấp quốc tế mà không cần phải học toàn bộ thời gian ở nước ngoài. Hình thức này kết hợp những lợi thế của cả học tập trong nước và quốc tế, giúp sinh viên tiết kiệm chi phí, đồng thời vẫn tiếp cận được với nền giáo dục tiên tiến và môi trường đa văn hóa.
Nhược điểm của hình thức du học này có thể kể đến như chương trình học có thể thiếu tính linh hoạt, hạn chế sự lựa chọn chuyên ngành và môn học của sinh viên. Khả năng thích nghi với môi trường mới và trải nghiệm du học trọn vẹn cũng là những vấn đề mà sinh viên cần cân nhắc.
Kết luận
Du học mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng đi kèm với những thách thức như thích nghi văn hóa, áp lực học tập, quản lý tài chính, và rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần kiên định, những khó khăn này sẽ trở thành cơ hội để du học sinh trưởng thành, phát triển toàn diện và sẵn sàng cho tương lai. Hành trình du học không chỉ là việc học tập mà còn là quá trình phát triển bản thân đầy ý nghĩa.