5 lợi ích khi sở hữu tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh

Nhiều người vẫn quan niệm học Thạc sĩ chỉ là để chinh phục tấm bằng, “làm đẹp” cho hồ sơ xin việc. Trên thực tế, quá trình chinh phục tấm bằng Thạc sĩ mang lại rất nhiều lợi ích cho học viên, bài viết này sẽ đề cập đến 5 lợi ích phổ biến mà tấm bằng Thạc sĩ đem đến.

1. Củng cố kiến thức và kỹ năng chuyên môn trên hành trình chinh phục tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh

Hầu hết các chương trình MBA đều cung cấp cho học viên các kiến thức về kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa, rèn luyện cho học viên khả năng đánh giá những thách thức mang tính vĩ mô, đồng thời giúp học viên MBA tăng kỹ năng phân tích một cách chuyên sâu các vấn đề kinh doanh trong doanh nghiệp.

Vì vậy, việc chinh phục tấm bằng MBA cũng giúp người học tích lũy thêm kiến thức để quản trị rủi ro, quản trị tài chính, nắm bắt cơ hội nhằm đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, đưa doanh nghiệp đạt đến thành công.

Theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh là nền tảng để học viên củng cố kiến thức và kỹ năng
Việc theo học chương trình MBA giúp học viên củng cố kiến thức và kỹ năng cần thiết như quản trị rủi ro, quản trị tài chính, lên kế hoạch kinh doanh, v.v..

2. Tăng sự tự tin nhờ chương trình MBA

Trên hành trình chinh phục tấm bằng MBA, học viên sẽ cùng nhau trải qua những buổi thuyết trình, làm dự án, buổi networking – giao lưu và trao đổi, v.v.. Đây là tiền đề giúp học viên MBA bứt phá và tự tin phát triển bản thân.

Tại PSO MBA, học viên sẽ có cơ hội tham gia những chương trình giao lưu với các học viên khác, điển hình là chuỗi sự kiện MBA Connect do Viện ISB tổ chức. Sự kiện được xây dựng với mục đích kết nối học viên giữa các lớp, tạo cơ hội trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong cộng đồng học viên Thạc sĩ giữa các khoá.

3. Sở hữu tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh giúp người học tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng, ứng viên với tấm bằng Thạc sĩ chứng tỏ họ đã dành thời gian học tập bài bản, và được tiếp thu kiến thức bởi chương trình đào tạo sau đại học chuyên nghiệp. Tấm bằng này là một trong những cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng hiểu biết chuyên sâu của học viên về lĩnh vực kinh tế, đồng thời phán đoán đức tính kiên trì phát triển bản thân qua quá trình theo đuổi tấm bằng MBA với không ít khó khăn.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng tấm bằng Thạc sĩ là một trong những bằng cấp kinh doanh toàn diện, cung cấp kiến thức sâu rộng cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: kỹ năng quản trị rủi ro, quản trị tài chính, khả năng lãnh đạo, v.v.. Những kỹ năng này sẽ là điểm cộng trên con đường sự nghiệp cho học viên MBA.

4. Chương trình MBA giúp tăng thu nhập

Anh Phạm Ngọc Tuệ – Cựu học viên MBA tại Western Sydney chia sẻ, “Chương trình MBA như một đòn bẩy xây dựng nền tảng vững chắc, giúp học viên tự tin hơn trên con đường sự nghiệp.”

Thật vậy, tấm bằng MBA sẽ là tấm vé giúp học viên tự tin bước chân vào các công ty, tập đoàn lớn, hoặc tạo ra những bước ngoặt cho sự nghiệp bằng việc thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Khi đã có thể công tác tại các tập đoàn lớn hoặc thăng tiến trong sự nghiệp, việc tăng thu nhập là điều chắc chắn. Thậm chí, học viên lúc này cũng có thể tự vận hành doanh nghiệp riêng của mình.

Theo đuổi tấm bằng MBA giúp học viên tăng thu nhập
Nhiều học viên cho biết, tấm bằng MBA như “đòn bẩy” giúp người học đạt được mức thu nhập tốt hơn.

5. Mở rộng mối quan hệ (networking) trong chương trình MBA

Một trong những điều thích thú nhất của nhiều học viên MBA là cơ hội mở rộng mối quan hệ trong suốt quá trình học. “Khoảng thời gian theo học chương trình MBA giúp tôi gặp được những nhân vật quá xuất sắc, khiến tôi nhận thấy đã một thời gian dài, bản thân không gặp được nhiều người xuất sắc như vậy.” – Chị Trần Thị Ngọc Lệ, Cựu học viên MBA Talent 2019 bày tỏ.

Tấm bằng MBA giúp mở rộng mối quan hệ
Một trong những điều thích thú nhất của nhiều học viên MBA là cơ hội mở rộng mối quan hệ trong suốt quá trình học.

Đúng như chị Lệ chia sẻ, lớp học MBA là nơi quy tụ các học viên có ý chí phát triển bản thân, nuôi tham vọng phát triển sự nghiệp. Học viên MBA còn có thể là những nhà quản lý cấp trung, những CEO mong muốn học hỏi, tích lũy kiến thức và cập nhật những xu hướng kinh doanh mới của thời đại. Vì vậy, bên cạnh kiến thức và kỹ năng, việc theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh còn giúp học viên xây dựng mối quan hệ “chất lượng”. Những người bạn học cùng lớp MBA, biết đâu sau này lại trở thành đồng nghiệp hoặc đối tác kinh doanh trong tương lai?

Tạm kết

Như vậy, giá trị mà chương trình MBA mang lại cho học viên không chỉ dừng lại ở tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh, những lợi ích nổi bật mà khóa học này mang đến còn là môi trường để người học củng cố kiến thức chuyên môn, gia tăng sự tự tin và khả năng cạnh tranh trên thị trường đầy rẫy sự biến động. Tấm bằng MBA còn mang lại cơ hội tăng thu nhập và mở rộng mối quan hệ cho những ai quyết tâm theo đuổi nó.