Digital Marketing từ chiến lược đến thực thi

Sự phát triển của mạng xã hội cùng với lượng người dùng khổng lồ tại Việt Nam tạo điều kiện giúp Digital Marketing được chú trọng. Hãy cùng PSO MBA tìm hiểu 04 bước lập kế hoạch và triển khai Digital Marketing hiệu quả vào kế hoạch Marketing tổng thể qua bài viết sau đây.

Vai trò của Digital marketing trong thời đại 6.0

Các thống kê gần đây đã cho thấy Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Thống kê người dùng social media tại Việt Nam 2021
Hình 1: Các chỉ số nổi bật của người dùng mạng xã hội Việt Nam

Với 71% dân số cả nước đều đang sử dụng mạng xã hội, việc triển khai Digital Marketing vào kế hoạch tổng thể là cần thiết để tăng mức độ phổ biến thương hiệu đối với người tiêu dùng. Trong đó, trung bình có đến 7 trang mạng xã hội được người dùng sử dụng mỗi tháng trong tổng số 70 triệu người dùng trên cả nước, mang lại cơ hội giao dịch cực lớn đối với doanh nghiệp Việt. 

Thống kê độ tuổi người dùng mạng xã hội tại Việt Nam
Hình 2: Thống kê độ tuổi người dùng mạng xã hội tại Việt Nam

Mức đầu tư trung bình của các doanh nghiệp cho Digital marketing trong năm 2020 ước tính chiếm khoảng 17% tổng doanh thu trong doanh nghiệp. Cùng với đó, mức ngân sách từ 10-20% doanh thu chiếm khoảng 20% số doanh nghiệp tham gia khảo sát.

Cũng theo báo cáo định kỳ hằng năm của We Are Social (2023), với tổng dân số từ 12-54 tuổi chiếm 61.2%, có thể thấy digital là cách để tiếp cận nhóm đối tượng tiềm năng hầu hết mọi lĩnh vực. Là một marketer, bạn cần lưu ý 04 bước để xây dựng và tối ưu Digital Marketing hoàn chỉnh. 

Bước 1. Xác định mục tiêu thông qua nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường (Market Research) là quá trình quan sát, thu thập và phân tích số liệu từ các thông tin của thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ bất kì. Nghiên cứu thị trường thể hiện tình hình quá khứ, hiện tại, và dự đoán tương lai của một ngành hàng, giúp doanh nghiệp:  

  • Hoạch định hướng đi, chiến lược phát triển đúng đắn
  • Giảm thiểu rủi ro vận hành
  • Đo lường hiệu quả

Hiện nay, có 6 cách nghiên cứu thị trường phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng: 

  1. Nghiên cứu khách hàng và thị trường toàn ngành (Customer & Market Research): Nghiên cứu này được dùng để xác định phân khúc thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần tập trung vào đâu và truyền thông như thế nào với nhóm đối tượng tiềm năng.
  2. Nghiên cứu sản phẩm (Product Research): Nghiên cứu này cung cấp thông tin sâu hơn về sản phẩm. Không giống như nghiên cứu người dùng, nghiên cứu sản phẩm không chỉ đánh giá trải nghiệm người dùng mà còn bao gồm phân tích thị trường, định giá, ưu tiên tính năng và đánh giá khả năng tồn tại của doanh nghiệp khi ra mắt một sản phẩm. 
  3. Nghiên cứu cách bán hàng (Promotional Research): Phương thức bán hàng phù hợp, cách triển khai các hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tại điểm bán, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển đổi ưu đãi của công ty như quảng cáo, PR, khuyến mãi giá và sản phẩm dùng thử.
  4. Nghiên cứu điểm bán (Distribution Research): Nghiên cứu thu thập và phân tích thông tin liên quan đến việc bán sản phẩm hoặc thương hiệu và phân phối nó thông qua các kênh bán lẻ khác nhau để giúp ban quản lý đưa ra quyết định tốt hơn.
  5. Nghiên cứu Kinh tế Xã hội (Market Environment Research): Đây là loại nghiên cứu bên lề về kinh tế, chính trị, xã hội,… nhằm đưa ra cái nhìn toàn cảnh trong tương lai nhằm dự đoán cơ hội, thách thức cho ngành hàng.
  6. Phân tích đối thủ cạnh tranh (Competitor): Phương pháp này giúp doanh nghiệp xác định đâu là đối thủ trực tiếp và gián tiếp của sản phẩm, đâu là điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động Marketing của từng đối thủ đó. 

Bước 2. Lập kế hoạch triển khai chi tiết Digital Marketing

01 Digital Marketing Plan hoàn chỉnh cần xác định được 02 hạng mục lớn: mục tiêu, thông điệp truyền thông. Trong đó:

1. Mục tiêu truyền thông  

Xác định mục tiêu truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp định hướng thực hiện việc đo lường và phân tích được hiệu quả hơn trên các nền tảng MXH, kế hoạch Digital Marketing cũng từ đó sát thực tế và có giá trị hơn.

Một số ví dụ về mục tiêu trong kế hoạch Digital Marketing được xác định như sau: 

  • Mục tiêu truyền thông: Mức độ nhận biết thương hiệu trên thị trường/ Độ nhận biết của thương hiệu/sản phẩm qua nền tảng Internet
  • Mục tiêu về Marketing: Thu hút thêm số lượng khách hàng mới (new customer). Thu thập thông tin hành vi và xác định chân dung nhóm khách hàng tiềm năng (potential customer). Xây dựng cộng đồng, diễn đàn khách hàng thân thiết, trung thành (customer loyalty) 
  • Mục tiêu kinh doanh: Doanh thu kỳ vọng từ các nền tảng digital về cho doanh nghiệp, được tính dựa trên các yếu tố chi phí, phí sàn và biên lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp.

2. Thông điệp truyền thông

Marketer cần đảm bảo rằng thông điệp sản phẩm khi đưa đến các kênh truyền thông được hiểu đúng. Từ những dữ liệu nghiên cứu trước đó, một thông điệp hiệu quả là thông điệp đánh đúng vào nỗi dau (pain point) và giải pháp hợp lý (solution) với nhu cầu của khách hàng. Trong đó, 03 loại thông điệp cần xác định đối với một sản phẩm/ dịch vụ gồm: 

  • Thông điệp chính
  • Thông điệp định vị
  • Thông điệp mở rộng

Bước 3: Triển khai theo kế hoạch Digital Marketing

Mẫu kế hoạch Digital Marketing
Mẫu kế hoạch Digital Marketing. Nguồn: Instagantt

Ngoài các trang MXH quen thuộc, tiếp cận khách hàng qua các điểm chạm (touchpoint) đa dạng khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả truyền thông như mong muốn. Một vài kênh quảng cáo dành cho Digital Marketing chuyên dụng có thể kể đến như:

  • SEO: Tối ưu hóa các trang web để đạt được thứ hạng cao hơn trong SERPs và tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền.
  • Content Marketing: Tạo nội dung độc đáo và phù hợp để thu hút và thu hút đối tượng mục tiêu.
  • Social Media Marketing (SMM): Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để xây dựng sự hiện diện thương hiệu, thu hút người theo dõi và tăng lưu lượng truy cập.
  • Email Marketing: Gửi email có mục tiêu để quảng bá sản phẩm, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
  • Pay-Per-Click Advertising (PPC): Đưa quảng cáo được tài trợ lên các công cụ tìm kiếm và phương tiện truyền thông xã hội để tăng lưu lượng truy cập.
  • Influencer Marketing: Hợp tác với những người có ảnh hưởng để quảng bá dịch vụ hoặc sản phẩm tới đối tượng có sẵn của họ.
  • PR (Quan hệ công chúng): Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và quản lý danh tiếng trực tuyến thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí.
  • Affiliate Marketing: Cộng tác với các chi nhánh quảng bá sản phẩm để đổi lấy hoa hồng kiếm được trên mỗi lần bán.
  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ để thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi của người dùng và thông tin chi tiết về hiệu suất chiến dịch.
  • Mobile Marketing: Nhắm mục tiêu người dùng trên thiết bị di động thông qua ứng dụng di động, SMS hoặc thiết kế trang web đáp ứng.
  • Video Marketing: Tạo video và quảng cáo chúng để thu hút người dùng trên mạng xã hội và nền tảng YouTube.
  • Tối ưu hóa trang web và trải nghiệm người dùng (UX): Đảm bảo trang web thân thiện với người dùng để chuyển đổi.

Bước 4: Đo lường hiệu quả và tối ưu

Sau đây là những lợi ích khi thực hiện đo lường hiệu quả chiến dịch:

  • Kết quả trực quan: Theo dõi chiến dịch liên tục cho phép marketer tìm ra các con số, tỷ lệ và chi phí liên quan đến các sáng kiến hoặc chiến thuật tiếp thị cụ thể. Dữ liệu này đồng thời giúp marketer đánh giá khách quan yếu tố nào trong chiến dịch đạt yêu cầu.
  • Khả năng giám sát và điều chỉnh: Việc theo dõi cung cấp dữ liệu theo thời gian thực khi chiến dịch diễn ra. Dựa trên dữ liệu thời gian thực này, doanh nghiệp có thể sửa đổi và tối ưu hóa các chiến dịch Digital Marketing hiện tại.
  • Tạo ngân sách hiệu quả hơn về mặt chi phí: Hầu hết các công ty đều theo dõi số liệu thống kê tiếp thị liên quan đến tài chính, chẳng hạn như chi phí để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng, giảm chi phí chuyển đổi và tăng doanh thu.

Xem thêm 07 bước xây dựng chiến lược Marketing 

Với phương pháp giảng dạy chú trọng thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, PSO MBA – Chương trình thạc sĩ Kinh doanh tại Việt Nam từ ĐH Western Sydney, Úc (Đại học top 1% thế giới) là nơi đào tạo các học viên tiềm năng với mong muốn thăng tiến sự nghiệp lên cấp quản lý. 

Trong môn học Data-driven in Digital Marketing chương trình học PSO MBA, học viên được thực hành lập bảng kế hoạch chi tiết, theo dõi, phân tích và cải tiến chiến lược dựa trên kết quả chiến dịch Digital Marketing. 

Nhìn chung, một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số được thiết kế tốt có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp thị, tăng khả năng hiển thị và nhận thức về thương hiệu, tạo ra khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Xem lại bài viết Digital Marketing từ chiến lược đến thực thi.