Mindset là gì?
Cuộc sống là 10% những gì xảy ra và 90% cách con người phản ứng với nó. Quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của Mindset trong việc định hình cuộc sống của mỗi người. Nhưng có một sự thật rằng, Mindset có thể được phát triển và hoàn thiện theo thời gian thông qua học hỏi và rèn luyện. Vì vậy, Mindset thực sự là một công cụ mạnh mẽ, giúp mỗi cá nhân không ngừng tiến bộ và trưởng thành qua từng ngày.
Mindset là gì?
Mindset (Tư duy) là tập hợp niềm tin, thái độ và quan điểm,… của mỗi người trong quá trình mỗi người tiếp cận và tìm hiểu thế giới xung quanh. Tư duy hoạt động như một “lăng kính” định hình cách con người nhìn nhận và phản ứng với các tình huống trong cuộc sống. Tư duy không chỉ ảnh hưởng đến suy nghĩ, mà còn định hình cách con người giải quyết các vấn đề, đối mặt với thử thách và nhận diện cơ hội.
Theo nhà tâm lý học Carol Dweck, có hai loại tư duy cơ bản: tư duy cố định (Fixed-mindset) và tư duy phát triển (Growth-mindset). Những cá nhân tư duy theo lối Fixed-mindset có xu hướng giới hạn năng lực cá nhân là những yếu tố không thể thay đổi. Trong khi đó, những người có tư duy phát triển xem đó là phẩm chất có thể nâng cao sau quá trình học hỏi và trau dồi.
Ảnh hưởng của Mindset đến kết quả cuối cùng
Tư duy là phạm trù siêu hình, kết quả là phạm trù biểu hiện. Từ tư duy đến kết quả là một quá trình kéo dài và phức tạp. Nhưng nếu muốn thay đổi kết quả một cách bền vững thì phải bắt đầu thay đổi từ yếu tố căn cốt nhất – tư duy. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới chức thực rằng tư duy giúp định hình kết quả.
Từ thí nghiệm, Tiến sĩ Towery chỉ ra tác động của tư duy lên hiệu quả của thuốc. “Có một hiện tượng trong y học được gọi là hiệu ứng giả dược. Hiệu ứng này miêu tả cơ thể ở trạng thái tiếp nhận cao độ đối với những loại thuốc mà người dùng cho rằng loại thuốc đó có tác dụng. Ngược lại, cơ thể sẽ đi vào trạng thái “kháng thuốc” nếu bệnh nhân không tin vào công dụng của thuốc. Trên thực tế, khoảng 30 – 40% số bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng bệnh ngay cả khi chỉ uống thuốc giả dược.
Dẫn đầu nghiên cứu Tâm lý học lão khoa, Becca R. Levy đã chứng minh được rằng, quan điểm của một người về tuổi tác có ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người đó. Kết quả nghiên cứu của Giáo sư người Mỹ này cho thấy, những người có suy nghĩ tích cực về tuổi tác giảm 50% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ gần 50% và có tuổi thọ trung bình cao hơn 7,5 năm so với những người có quan niệm kém tích cực.
Nguyên lý tư duy – kết quả này cũng hoạt động tương tự trong công việc. Trước hết, tư duy tích cực giúp giảm tình trạng căng thẳng, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần và duy trì trạng thái tâm lý ổn định.
Một nền tảng tâm lý ổn định sẽ phát triển thành thái độ sẵn sàng và chủ động đương đầu với mọi thách thức công việc. Ở góc nhìn của họ, thử thách không phải là yếu tố cản trở mà là cơ hội giúp học được học hỏi từ đó trở nên mạnh mẽ hơn và hoàn thiện hơn.
Khi đối mặt với vấn đề, người có tư duy tích cực không hỏi: “Tôi cần làm gì?” mà sẽ nỗ lực chọn lọc giải pháp để làm rõ: “Tôi cần làm gì để vượt qua?”. Sự khác biệt nằm ở khát vọng và niềm tin rằng bản thân có đủ khả năng vượt qua thử thách, và họ kiên định tìm kiếm giải pháp tối ưu. Đây là nền tảng tinh thần cho những giải pháp sáng tạo và giúp nâng cao hiệu suất.
Khi động lực và sự gắn bó được nâng cao, thái độ tích cực cũng cải thiện sự hợp tác và làm việc nhóm. Những người duy trì cái nhìn lạc quan thường dễ gần và hợp tác, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc chia sẻ ý tưởng và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung.
Kết quả nghiên cứu của Jessica Pryce-Jones, CEO – iOpener đã góp phần chứng minh những lập luận trên không hề là lập luận suông: những cá nhân tự nhận mình hạnh phúc là những nhân viên có năng lượng làm việc cao hơn 180%, gắn bó hơn 108%, có động lực hơn 50% và năng suất hơn 50% .
Nhìn nhận kết quả hay thành tựu trong mối quan hệ với tư duy cũng giúp làm rõ tính mơ hồ của định luật “Luật hấp dẫn” trong Thần học: “Khi bạn luôn nghĩ về những điều tích cực, hình dung về những điều tốt thì bạn sẽ có khả năng thu hút được kết quả và cơ hội tích cực.” Định luật này có thể diễn giải một cách logic rằng, tư duy sẽ tác động đến niềm tin và thái độ; niềm tin và thái độ cấu thành hành vi. Bằng cách đó, mỗi hướng tư duy sẽ định kết quả tương ứng.
Thay đổi tư duy – Làm chủ sự nghiệp
Như đã lập luận, tư duy định hình kết quả, muốn thay đổi kết quả cần thay đổi tư duy. Vậy tư duy có thể thay đổi được không?
Câu trả lời là có!
Mạng lưới thần kinh con người luôn ở trạng thái tái tổ chức. Những thông tin mà bạn tiếp nhận hằng ngày sẽ liên tục phá hủy hoặc củng cố những niềm tin trong quá khứ. Thời điểm bạn lắng nghe, tiếp nhận và trải nghiệm cũng là lúc hệ thần kinh được tiếp xúc với những góc nhìn mới mẻ và tiến bộ. Đó là cách bạn có thể chủ động nâng cao tư duy.
Phát triển sự nghiệp và phát triển tư duy là hai quá trình song hành.
- Bạn cần chuyển đổi tư duy của một người đi học sang tư duy của một người đi làm để dấn thân vào thị trường lao động.
- Bạn cần chuyển đổi từ tư duy của một người chấp hành sang tư duy của một người lãnh đạo để bước lên nấc thang mới của sự nghiệp.
- Bạn cần chuyển đổi từ tư duy của một người thực thi sang tư duy của một người làm chủ để bắt đầu dự án start-up.
Đã có vô số huyền thoại chứng minh sức mạnh của tư duy giúp các đại doanh nhân như Steve Job, Walt Disney,… “cải vận” từ thất bại để sáng lập nên đế chế của riêng mình. Những thành công đó không phải là câu chuyện của quá trình vượt khó, đó là lá cờ của của cuộc cách mạng tư duy!
>>> Nâng cao tư duy kinh doanh và lãnh đạo với chương trình đào tạo thạc sĩ PSO MBA.