Hành trình phát triển sự nghiệp: Từ Việt Nam đến Singapore

PSO MBA

“Săn việc” thành công tại các công ty nước ngoài là mong muốn của nhiều bạn trẻ. Dĩ nhiên, để nâng cao ưu thế cạnh tranh, tốt nghiệp đại học không thôi là chưa đủ. MBA sẽ là một dấu cộng trong CV của bạn.

Là chương trình đào tạo liên kết giữa ISB và Đại học Western Sydney, Úc, Western Sydney MBA trang bị cho học viên đầy đủ năng lực cốt lõi để hội nhập kinh tế toàn cầu, trở thành cấp quản lý, nhà lãnh đạo tương lai.

Gặp gỡ tại MBA Meetup do ISB tổ chức, anh Tạ Chiêu Thanh (Business Development Manager – SEA, Paypal) đã có những chia sẻ thú vị về hành trình tìm việc… xuyên biên giới và những đúc kết sau gần 2 năm làm việc tại Singapore.

Singapore và sự tự tin của một MBA

Năm 2014, khi chương trình MBA Talent tại Western Sydney Việt Nam tuyển sinh khóa đầu tiên, Tạ Chiêu Thanh là một trong 19 học viên nhận được học bổng. Dù chỉ vừa tốt nghiệp đại học, nhưng Chiêu Thanh đã có ít nhiều kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng ANZ Vietnam, Ngân hàng Standard Chartered, các công ty tư vấn,… từ lúc còn đi học.

Xong MBA, Chiêu Thanh dành hai năm lên kế hoạch tìm việc ở nước ngoài. Vượt qua những rào cản từ sự áp lực, thiếu tự tin, tiếng Anh chuyên ngành,… và đặc biệt là thất bại đầu tiên khi phỏng vấn cho Bloomberg tại Singapore, Thanh bắt đầu… tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm: được hai công ty ở Trung Quốc và Thái Lan nhận. Nhưng, lại gặp trục trặc về giấy tờ, không thể xuất cảnh.

Một năm sau, Thanh tiếp tục ứng tuyển công việc tại Singapore và lần này, nỗ lực đã được đền đáp. Anh chính thức lên đường đến “Đảo quốc Sư tử” và gia nhập vào một trong những công ty cung cấp giải pháp về cổng thanh toán và ví điện tử lớn nhất thế giới.

Thanh cho rằng, là một người Việt, sinh ra, lớn lên và thụ hưởng nền văn hóa – giáo dục Việt Nam, thì việc tìm việc làm ở các nước châu Âu hoặc Bắc Mỹ rất khó. Thay vào đó, nếu chuyển hướng về các nước trong khu vực, Singapore là một thị trường việc làm rất tiềm năng và là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia với tham vọng muốn thâm nhập vào Đông Nam Á.

Chiêu Thanh chia sẻ, anh nhận thức được lợi thế cạnh tranh của mình là một Thạc sĩ kinh tế với các kiến thức, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời am hiểu thị trường Việt Nam. Đây được cho là những “selling-point” – lợi thế giúp Thanh có thể hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nước ngoài đang muốn đầu tư vào Việt Nam.

Việc hiểu rõ giá trị bản thân và có nhìn nhận đúng đắn về nhu cầu, đặc trưng của từng thị trường lao động đã mang đến cho Chiêu Thanh sự tự tin và một công việc đúng với mơ ước.

PSO MBA

MBA: Môn nào cũng cần

Chia sẻ về chương trình MBA Talent, Chiêu Thanh nói anh thấy biết ơn khi nhận được học bổng và có được khoảng thời gian giá trị khi theo học chương trình này. Anh nhận định học MBA là cơ hội để anh chính thức đi sâu vào tìm hiểu kiến thức và cả những kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, những trải nghiệm giúp anh tự tin hơn cho công việc sau này, đặc biệt là trong việc tìm kiếm cơ hội ở công ty nước ngoài.

Khi được hỏi về những khó khăn để thu xếp thời gian giữa học và làm, Chiêu Thanh nói anh không có áp lực phải cân bằng. Bởi khi tham gia chương trình MBA, anh quyết định sẽ dành 6 tháng toàn tâm cho việc học. Về sự “quá tải” trong quá trình học, Thanh thừa nhận rằng ai cũng sẽ trải qua, nhưng nếu mình không từ bỏ, cố gắng vượt qua giai đoạn đó, thì sẽ thấy bản thân thay đổi rất nhiều.

“Mỗi môn học, mỗi bài tập đều có lý do. Rồi sẽ đến lúc mình vận dụng được nó vào công việc”, Chiêu Thanh đúc kết sau gần hai năm làm việc tại Paypal, “điển hình như môn Leadership có 6 buổi chỉ dành để học 66 lý thuyết về lãnh đạo là để sau đó, tự bản thân mỗi học viên sẽ xác định được mình thuộc nhóm lãnh đạo nào và định hình được các tố chất cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai; hay môn Accounting là để học viên có được cái nhìn chi tiết về bộ phận kế toán trong doanh nghiệp, phục vụ cho việc vận hành công ty sau này”.

“Kể cả những kiến thức về Microsoft Office như Words, Excel, Powerpoint, trong khi rất nhiều người đi làm vài năm vẫn lúng túng, thì mình cũng đã thuần thục trong quá trình học MBA”, Chiêu Thanh chia sẻ thêm.

“Học MBA, mình thấy việc học rất dễ, nếu ai đóng tiền, mình có thể học suốt đời- Thanh nói – Bởi ngay khi đăng ký khóa học, học viên đã có thể biết được kết quả của quá trình, rằng sau một năm rưỡi, mình sẽ trở thành người như thế nào”.

Bên cạnh kiến thức từ các môn học, Chiêu Thanh nhấn mạnh, việc học còn trang bị cho anh rất nhiều kỹ năng mềm. Đầu tiên là mài dũa năng lực tư duy logic, tiếp theo là nâng tầm khả năng tiếng Anh, kỹ năng thuyết trình. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự tự tin trong quá trình làm việc sau này, kể cả khi được giao những dự án mới thì bản thân cũng đã trang bị đủ kiến thức và trải nghiệm khi học các môn trong chương trình MBA.