Snapshot – MBA Talk #35: Integrated Business Planning
Với chủ đề Integrated Business Planning, hội thảo MBA Talk #35 do Viện ISB tổ chức tập trung giới thiệu về tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh tích hợp trong một doanh nghiệp, đồng thời chia sẻ về những lưu ý khi đi sâu vào lập kế hoạch ngân sách.
Hội thảo với sự tham gia của TS Tuấn Đoàn – Giảng viên ISB, cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tài chính, bao gồm: Ms. Hà Nguyễn – Head of Vitality, AIA Vietnam và Thầy Thiện Nguyễn – Head of Solutions Consulting, KPMG Vietnam.
Mục lục
1. Tại sao Integrated Business Planning (IBP) quan trọng?
Thông thường, các công ty chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch bán hàng và vận hành (Sale & Operating Planning – S&OP). Tuy nhiên, với chức năng chủ yếu là dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng sản phẩm, S&OP đôi khi không phù hợp để vạch ra chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.
Để khắc phục nhược điểm trên, các doanh nghiệp đa quốc gia ngày càng ưa chuộng việc lập kế hoạch kinh doanh tích hợp (IBP). Bởi lẽ kế hoạch này giúp ích nhiều vào việc cải thiện độ hiệu quả từ S&OP bằng cách tăng cường độ liên kết giữa các bộ phận nhằm đem lại giá trị cho toàn doanh nghiệp. Ngoài ra, IBP còn liên kết những kế hoạch kinh doanh tầm cao với những hoạt động kinh doanh thường nhật.
2. Yếu tố then chốt quyết định thành công của IBP
Thầy Tuấn chia sẻ danh sách những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình vận hành hệ thống IBP, trong đó, thầy nhấn mạnh việc lên kế hoạch để tích hợp quy trình và chuẩn tắc quy trình từ bộ phận sản xuất, chăm sóc khách hàng và những dịch vụ khác của doanh nghiệp. Hơn hết, những kế hoạch này cần được chuẩn bị theo dạng What-if (chuẩn bị cho nhiều tình huống khác nhau – từ xấu nhất đến tốt nhất) giúp doanh nghiệp có những phương án dự phòng trong tình huống thị trường có sự thay đổi.
3. Một trong những thành phần quan trọng của IBP – Lập kế hoạch ngân sách (Budget Planning)
Qua sơ đồ tổng quan về lập kế hoạch ngân sách (nguồn Microsoft), thầy Thiện điểm qua một số lưu ý khi lập kế hoạch ngân sách: Đầu tiên cần biết được ngân sách đó thuộc loại gì: Operating Budget (Ngân sách hoạt động) hay Capital Budget (Vốn đầu tư). Ngoài ra, đồng tình với thầy Tuấn, thầy Thiện cũng cho rằng nên chuẩn bị các Budget Plan Scenario (kế hoạch ngân sách theo kịch bản), ở đây có nghĩa là trả lời cho các câu hỏi What-if: Những sự biến đổi của thị trường, đối thủ cạnh tranh và giá cả sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách của tổ chức như thế nào?
Lợi ích của việc lập kế hoạch ngân sách:
- Hỗ trợ người dùng vận hành và quản lý: Người dùng có thể phân tích tình huống theo những kịch bản khác nhau, quản lý quy luật hoạt động kinh doanh, v.v..
- Cung cấp tất cả những báo cáo quản trị phù hợp, điển hình như trích xuất các báo cáo quản trị (MIS) cho mục đích báo cáo và ban hành.
- Tích hợp với những quy trình/ hệ thống ERP: Những hệ thống có thể kể đến như hệ thống ghi nhận giao dịch phát sinh (Transaction system), hệ thống ngoài ERP thông quan upload
Xem thêm thông tin chương trình PSO MBA.