Snapshot – MBA Talk #36: Marketing Communication Strategies in Digital Age
Hội thảo MBA Talk #36 với chủ đề “Marketing Communication Strategies in Digital Age” được tổ chức bởi Viện ISB, chia sẻ về những xu hướng kỹ thuật số và cách doanh nghiệp đón đầu xu hướng, đồng thời nhấn mạnh những lưu ý khi xử lý khủng hoảng truyền thông trong thời đại số.
Hội thảo với sự tham dự của TS. Tăng Thường Phát – Giảng viên ISB, cùng với hai chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Marketing, bao gồm: Chị Đường Thị Mỹ Huyền – Head of Ecommerce, Abbott Việt Nam; Anh Nguyễn Quốc Cường – Deputy General Director Cum CMO, Danh Khoi Group.
Mục lục
1. Xu hướng digital marketing 2023 – Social vẫn là chủ đạo
Tại hội thảo, chị Huyền đã điểm qua những con số “biết nói” xung quanh chủ đề digital như sau:
- Có gần 76 triệu người đang sử dụng Internet trong số 99 triệu dân Việt Nam vào năm 2022
- Năm 2022, có đến hơn 74 triệu người sử dụng social media tại Việt Nam (chiếm hơn 90% lượng người dùng Internet)
- Theo khảo sát của Decision Lab năm 2022, nền tảng social media hàng đầu tại Việt Nam là Facebook với 94% trong tổng số người được khảo sát, theo sau là Zalo với 89%. Hiện tại, Tiktok chiếm 58%, tuy nhiên chị Huyền cho rằng chúng ta có thể sẽ nhìn thấy được sự bùng nổ của Tiktok trong tương lai, bởi nền tảng này có khả năng nắm bắt được người tiêu dùng cần gì, từ đó đề xuất những nội dung tương tự làm nên sự cuốn hút
- Social media là kênh mạnh mẽ nhất để khám phá và đánh giá sản phẩm
- Future-tech (E-wallets, Internet banking, v.v..) đang trong giai đoạn bùng nổ và hứa hẹn sẽ phát triển nhiều hơn
2. Thời buổi digital, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng
Với những dự báo chi tiết xu hướng digital cho năm 2023 như đã liệt kê, chị Huyền cho rằng doanh nghiệp cần có những sự chuẩn bị để bắt kịp với sự thay đổi chóng mặt của thị trường. Một số thay đổi chị đề xuất là:
- Tăng trưởng doanh số nhưng không tăng giá quá nhiều: Chọn lọc một số sản phẩm phù hợp với thị trường hoặc phát triển những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong mỗi giai đoạn nhất định.
- Xây dựng các kênh bán hàng tích hợp: Chị Huyền cho rằng, nhiệm vụ của một doanh nghiệp trong kỷ nguyên số là cần tạo ra những kênh bán hàng tích hợp, để khách hàng có thể thoải mái và dễ dàng mua mọi nơi.
- Nâng cấp mô hình hoạt động kinh doanh: Nền kinh tế lạm phát sẽ khiến người tiêu dùng cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi ra quyết định mua hàng – cụ thể là đặt ra bài toán về mua sắm tiết kiệm. Điều này đòi hỏi đội ngũ vận hành doanh nghiệp cần nhạy bén hơn để nắm bắt và đáp ứng thị hiếu của khách hàng một cách nhanh chóng. Chị cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược phát triển nhân tài trong nâng cấp mô hình hoạt động cho doanh nghiệp.
3. Niềm tin thương hiệu – Cốt lõi của khủng hoảng truyền thông
Trong thời đại số, điều cần thiết cho mỗi tổ chức không chỉ là tìm cách đón đầu xu hướng, mà quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng.
“Rủi ro thương hiệu là rủi ro về mặt niềm tin, vì vậy việc quản trị rủi ro chính là ngăn không cho sự mất niềm tin xảy ra.” – Anh Cường nhấn mạnh.
Rủi ro có thể được tạo thành từ những việc doanh nghiệp đã làm trong quá khứ, rủi ro cũng có thể đến từ những sự thay đổi của tổ chức trong tương lai. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và truyền thông thương hiệu, cần chú ý phân tích đâu là yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro. Những rủi ro này hoàn toàn có thể gây ra khủng hoảng truyền thông.
Anh Quốc Cường nhận định thêm về khủng hoảng truyền thông: “Khủng hoảng truyền thông chỉ xảy ra khi doanh nghiệp xuất hiện vấn đề nào đó ảnh hưởng đến số đông, vấn đề này được bàn bạc nhiều và trở thành khủng hoảng truyền thông.”
Độc giả có thể tham khảo quy trình quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng truyền thông mà anh Cường giới thiệu tại hội thảo MBA Talk #36 dưới đây.