MBA trái ngành: Vì sao bác sĩ, kỹ sư nên theo đuổi?

Có một thực tế khá thú vị là phần lớn người học MBA lại không có xuất phát điểm là “dân kinh tế”. Thay vào đó là các kỹ sư, bác sĩ… chinh phục những tấm bằng MBA trái ngành. Vậy tại sao các bác sĩ, kỹ sư… nên theo đuổi chương trình thạc sĩ kinh doanh? Hãy cùng PSO MBA tìm hiểu bạn nhé!

Học MBA cũng là một quyết định lớn và mang tính bước ngoặt đối với những người lãnh đạo, các nhà quản lý kinh doanh, nhà khởi nghiệp, và đặc biệt là những người theo học MBA trái ngành.

Tấm bằng MBA (thạc sĩ kinh doanh) đặc biệt là các chương trình thạc sĩ kinh doanh liên kết quốc tế luôn chiếm một ưu thế nhất định trong mắt nhà tuyển dụng. Đó cũng là lý do nhiều người trẻ quyết định đầu tư theo học các chương trình thạc sĩ, bao gồm cả những chương trình học MBA trái ngành.

Lợi thế từ tấm bằng MBA trái ngành: Hiểu chuyên môn, hiểu quản lý

Thực tế, MBA dành cho những người có tham vọng, mưu cầu thăng tiến trong sự nghiệp hay tìm kiếm cơ hội làm việc và mức lương đáng kỳ vọng ở các công ty đa quốc gia, tạo nền tảng để phát triển bản thân hay trở thành các nhà lãnh đạo một cách suôn sẻ hơn.

MBA trái ngành Bác sĩ, kỹ sư học thạc sĩ kinh doanh 1
Tấm bằng thạc sĩ kinh doanh MBA trái ngành trong một hồ sơ ứng tuyển hội tụ cả hai chuyên ngành đào tạo cần thiết là một lợi thế vượt trội (Nguồn ảnh: freepik)

Xã hội phát triển của thời đại 4.0 yêu cầu sự linh hoạt và tích hợp trong nhiều ngành nghề. Vì vậy, các ứng viên vừa có cả bằng chuyên môn và MBA (thạc sỹ quản trị kinh doanh) luôn trở nên “đắt giá” hơn bao giờ hết. Bởi ở họ có được sự tích hợp cần thiết giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản trị nhất định, để trở thành những người lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm – yêu cầu tối cần thiết trong xây dựng đội ngũ ở các tổ chức, doanh nghiệp. Khi đó, tấm bằng thạc sĩ kinh doanh MBA trái ngành trong một hồ sơ ứng tuyển hội tụ cả hai chuyên ngành đào tạo cần thiết sẽ là một chứng nhận, một điểm cộng tuyệt vời cho các MBA trong con mắt và niềm tin của nhà tuyển dụng. Một ví dụ điển hình có thể là Tim Cook – CEO Apple với tấm bằng Cử nhân Kỹ sư Công nghiệp của Đại học Auburn và MBA của Đại học Duke.

Thống kê mới đây về dữ liệu học viên theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh MBA từ Career Launcher Ấn Độ cũng cho biết, một chương trình thạc sĩ điển hình này thường chỉ có khoảng 10% học viên xuất thân từ ngành kinh doanh, số MBA còn lại đến từ các ngành nghề khác như kỹ sư, bác sĩ, luật sư, giáo viên, công chức nhà nước… Trong đó, kỹ sư, bác sĩ theo học MBA là nhóm chiếm ưu thế.

Những bác sĩ, kỹ sư thành công trên thế giới cũng là các MBA

Các thương hiệu Apple, HP, Reliance Industries… vốn đã rất quen thuộc, và điểm tương đồng đặc biệt chính là những CEO đứng đầu của các tập đoàn này đều sở hữu tấm bằng thạc sĩ kinh doanh MBA. Có thể kể đến đó là Tim Cook – CEO Apple, C. Douglas McMillion – Chủ tịch & CEO Walmart (chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới, có mặt ở hàng trăm quốc gia và cũng là công ty bán lẻ đồ chơi lớn nhất Hoa Kỳ), hay bà Mary T. Barra – CEO General Motors, người được mệnh danh là thủ lĩnh ô tô thế giới, người phụ nữ mạnh mẽ và là nữ CEO có sức ảnh hưởng nhất định đến các Tổng thống Mỹ.

MBA trái ngành Bác sĩ, kỹ sư học thạc sĩ kinh doanh 2
Tim Cook – CEO Apple sở hữu tấm bằng Cử nhân Kỹ sư Công nghiệp của Đại học Auburn và MBA của Đại học Duke. (Nguồn ảnh: Internet)

Ông Alon Rozen – Hiệu trưởng Trường Kinh doanh của Ecole des ponts ParisTech, nhận định về hình thức học thạc sĩ trái ngành: “Đây là một hình thức mới trong quản trị, mà sẽ thay đổi theo tác động của các xu hướng như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật, tự động hóa… Trước năm 2000, các ban giám đốc thường thích có người điều hành làm về marketing hoặc sáng tạo. Nhưng tới giai đoạn tiếp theo khi nhiều cuộc khủng hoảng nổ ra, cờ lại đến tay những nhà điều hành trong ngành tài chính. Và bây giờ là lúc các kỹ sư tìm được chỗ đứng cho mình, chỉ cần họ biết quản lý nhân viên, có đầu óc cởi mở, giao tiếp ổn, có khả năng điều hành dự án hay làm việc nhóm.”

Một trong những phát triển khẳng định ưu thế quan trọng và lý do các kỹ sư, bác sĩ lựa chọn theo đuổi tấm bằng thạc sĩ kinh doanh trái ngành khác đến từ ông Jerry Knock – Đồng Giám đốc Văn phòng Tư vấn nghề nghiệp OasYs Consultants. Ông chia sẻ: “Kỹ sư và MBA là sự kết hợp hoàn hảo. Học quản trị rồi có MBA là chuyện bình thường, nhưng học kỹ sư rồi trở thành thạc sỹ quản trị lại là điều thú vị. Kỹ sư thường chỉ được nhìn nhận như những kỹ thuật viên đi làm nghề xây dựng, MBA mang đến cho họ một dáng vẻ khác, của một người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, giúp họ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và thảo luận cùng với tất cả các bộ phận trong công ty.”

Vì sao học MBA dần trở thành một “xu hướng”?

Các chương trình học MBA hiện nay nhằm đào tạo ra các nhà quản lý, lãnh đạo tương lai về nhiều lĩnh vực, ngành nghề: từ kinh tế, tài chính, marketing cho đến những ngành kỹ thuật, xây dựng hay y khoa. Đặc biệt là các chương trình MBA liên kết quốc tế, kiểm định chất lượng bởi các tổ chức, đại học uy tín trên thế giới.

Mới đây, thống kê về dữ liệu học viên theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh MBA từ Career Launcher Ấn Độ cho biết, một chương trình thạc sĩ điển hình này thường chỉ có khoảng 10% học viên xuất thân từ ngành kinh doanh, số còn lại đến từ các ngành nghề khác như kỹ sư, bác sĩ, luật sư, giáo viên, công chức nhà nước… Trong đó, kỹ sư, bác sĩ theo học MBA là nhóm chiếm ưu thế trong tổng số này.

Pso edu bac si ky su hoc MBA trai nganh 1
Một thống kê cho thấy kỹ sư, bác sĩ theo học MBA chiếm phần lớn trong số các học viên theo đuổi MBA

Như vậy, học thạc sĩ MBA trái ngành đang dần trở thành một xu hướng trong việc phát triển sự nghiệp. Khi mà các chương trình học MBA cung cấp cho người học những kiến thức về kinh doanh, quản lý mới mẻ và cần thiết kể cả với một bác sĩ, kỹ sư có mong muốn thăng tiến, phát triển nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, MBA cũng là một chương trình đào tạo bổ ích giúp họ trở nên tự tin, biết cách quản lý công việc khoa học, từ đó, đạt được hiệu quả tốt hơn. Việc học MBA cũng giúp bạn sẽ mở rộng mối quan hệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn sẽ hiểu thêm về các lợi thế và khó khăn của các ngành công nghiệp khác. Từ đó bạn có thể so sánh hoặc liên kết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, với cộng đồng cựu sinh viên từ chương trình MBA, bạn sẽ có được những mối quan hệ đắt giá với các nhà lãnh đạo.

Bác sĩ, kỹ sư học MBA và điều kiện dành cho học viên trái ngành 

Tại Việt Nam, để đáp ứng đủ điều kiện học MBA trái ngành, ngoài yêu cầu về văn bằng tốt nghiệp đại học, các ứng viên cũng cần phải tham gia học bổ sung kiến thức (Pre-MBA) và có đủ các kỹ năng liên quan.

Đây cũng là một giai đoạn thiết yếu cho sự phát triển lâu dài từ việc “rẽ hướng”. Do đó, đối với các học viên không có nền tảng về kinh tế như các bác sĩ, kỹ sư học MBA, việc trải qua các lớp dự bị (Pre-MBA) để bổ sung kiến thức là hết sức cần thiết.

Pso edu bac si ky su hoc MBA trai nganh 2
Học viên chương trình MBA liên kết cùng Đại học Western Sydney, Úc (ĐH Top 1% thế giới) 

Các lớp học này thường được thiết kế dành cho các học viên quốc tế hoặc những học viên theo đuổi bằng MBA nhưng còn hạn chế về kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm thực tiễn. Chương trình cung cấp cho người học nền tảng kiến thức vững chắc về kinh doanh nhằm giúp học viên đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Vì vậy, đối với điều kiện tuyển sinh, nhập học chương trình Thạc sĩ Kinh doanh PSO MBA, cùng với việc đảm bảo trình độ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) 5.5 hoặc tương đương hoặc đạt 60% bài thi tiếng Anh đầu vào, điều kiện học thuật cho các ứng viên học thạc sĩ “trái ngành” (tốt nghiệp chương trình Cử nhân không thuộc khối ngành Kinh tế hoặc tốt nghiệp tại trường đại học nhóm 2 (theo quy định của Úc)) cũng bao gồm các học phần bổ sung kiến thức nền tảng trước khi bước vào chương trình học chính thức.

 

Tư liệu tham khảo: Le Monde