Chương trình thạc sĩ Tài chính học những môn gì?

Thạc sĩ Tài chính (Master of Finance) là chương trình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ứng dụng. MF tập trung vào bản chất của tài chính – tiền tệ và các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp thay vì phổ quát nhiều chủ đề kinh doanh như trong chương trình học MBA.

Lộ trình học Thạc sĩ Tài chính  

Chương trình học Thạc sĩ Tài chính có thời gian học tương đương với các chương trình Sau đại học khác, kéo dài khoảng 02 năm. 

Lộ trình học thạc sĩ Tài chính
Lộ trình học bao gồm những môn học cốt lõi và tự chọn về Tài chính nhằm cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết toàn diện về các khái niệm, lý thuyết và thực tiễn.

Trong đó, các môn học nền tảng và trọng tâm nhất trong lĩnh vực tài chính học viên có thể học như:

  • Phân tích tài chính (Financial analysis): Người tham gia được thực hành khả năng đánh giá thông tin trong các quyết định kinh doanh, rủi ro và tạo ra giá trị tài chính cho các bên liên quan (stakeholders), dựa vào các hoạt động phân tích báo cáo tài chính, quản lý rủi ro tài chính, và định giá tài sản.
  • Quản lý đầu tư (Investment Management): Môn học tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra quyết định  đầu tư tài sản của một tổ chức hoặc cá nhân bằng cách xác định mục tiêu đầu tư, phân bổ và định giá tài sản. Đây là môn học giúp học viên trang bị khả năng tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị dài hạn từ việc đầu tư. 
  • Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance): Môn học giảng dạy chuyên sâu về kiến thức tài chính để quản lý và định hình chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp cung cấp kỹ năng điều hành các hoạt động tài chính/ quy trình vận hành tài chính trong môi trường kinh doanh. 
  • Thị trường tài chính (Financial Market): Thị trường tài chính là môn học tập trung vào việc nắm bắt các xu hướng quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư thông minh. Học viên sẽ được thực hành nghiên cứu các khía cạnh kỹ thuật và học cách ứng dụng các phương pháp mô hình hóa trong việc dự đoán và định giá tài sản.

Học phí Thạc sĩ Tài chính tại Việt Nam 

Theo các thông tin được công bố trong năm 2023, học phí trung bình cho chương trình Thạc sĩ Tài chính tại các trường đại học tại Việt Nam dao động trong khoảng từ 100 triệu đến 300 triệu đồng/ năm.

Học phí học thạc sĩ Tài chính tại Việt Nam
Học phí học Thạc sĩ Tài chính tại Việt Nam có phần “đắt đỏ” hơn so với các chương trình Sau đại học khác.

Với mức học phí tương đối cao, không có quá nhiều lựa chọn cho người tham gia về các chương trình đào tạo thạc sĩ tài chính. Tại TP. HCM, chương trình đào tạo nổi bật đơn cử có thể kể đến chương trình Thạc sĩ Tài chính Mfin (Đại học Massey, New Zealand) kết hợp cùng Viện ISB (trực thuộc Đại học Kinh tế) đang tổ chức giảng dạy. 

Về học phí, Master of Finance Mfin có hai lựa chọn cho mức học phí: học hoàn toàn tại Việt Nam hoặc học bán phần năm 02 tại ĐH Massey, New Zealand. Đối với năm thứ nhất, mức học phí là $5000, tương đương 117 triệu đồng/ năm. Đối với năm thứ hai, khi lựa chọn học tại Việt Nam, mức học phí là $11,000, tương đương 257 triệu đồng/ năm; Khi lựa chọn chuyển tiếp qua New Zealand, mức học phí là NZD 33,760, tương đương với 494 triệu đồng/ năm. 

Có thể thấy, so với học phí học MBA của trường Đại học Quốc tế Western Sydney tại Việt Nam – PSO MBA, mức học phí chương trình MF đào tạo toàn thời gian tại Việt Nam từ 18 tháng đến 24 tháng có phần nhỉnh hơn. Cụ thể, nếu người tham gia chương trình lựa chọn hình thức chuyển tiếp vào giai đoạn sau của chương trình, mức học phí MF sẽ cao hơn khoảng 30% so với một chương trình MBA quốc tế tại Việt Nam. 

Cơ hội nghề nghiệp Thạc sĩ Tài chính  

Tốt nghiệp với tấm bằng Master of Finance sẽ mở rộng cơ hội thăng tiến của người tham gia trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng lên các vị trí quản lý cấp cao. Dưới đây là các vị trí yêu cầu trình độ học vấn cao và kinh nghiệm dày dặn: 

  • Chuyên viên phân tích tài chính cao cấp: Các nhà phân tích tài chính giúp hướng dẫn các doanh nghiệp và cá nhân trong các quyết định về việc chi tiền để tối ưu lợi nhuận hiện tại. 
  • Cố vấn quản lý tài sản: Đây là vị trí cung cấp và điều phối các dịch vụ cho khách hàng bằng cách quản lý tài sản của họ một cách toàn diện, thường đi kèm với khoản chi phí cố vấn nhất định.  
  • Giám đốc tài chính (CFO): Giám đốc tài chính là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính của một công ty, bao gồm theo dõi dòng tiền, lập kế hoạch tài chính của công ty.

Ngoài ra, học Thạc sĩ Tài chính giúp người tham gia có đủ khả năng đảm nhận các vị trí khác như nhà quản lý danh mục đầu tư, nhà quản lý rủi ro tài chính đồng thời tạo điều kiện xây dựng mạng lưới quan hệ với các học viên khác.

Nhìn chung, với một ngành đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm lẫn chuyên môn như Tài chính hiện nay, việc sở hữu tấm bằng Master of Finance chắc chắn sẽ là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho con đường sự nghiệp. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được trang bị kỹ năng cần thiết để tiếp cận tài chính doanh nghiệp và thị trường vốn một cách tự tin ở mọi cấp độ kinh doanh.