Y dược và MBA: Kết hợp lý tưởng hay thử thách?

Trong chương trình MBA Meetup, anh Nguyễn Minh Sang, Marketing Manager, Codupha Pharmaceutical đã chia sẻ  về những kỹ năng cần trang bị để trở thành nhà quản lí marketing trong lĩnh vực y dược và đồng thời chia sẻ về hành trình dược sĩ học MBA.

Ngày càng nhiều dược sĩ theo đuổi các chương trình kinh tế, đặc biệt là MBA

Giải thích về xu hướng ngày càng nhiều dược sĩ lựa chọn học MBA, anh Sang cho biết có 2 nguyên nhân chính. Đầu tiên chính là sự tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế. Trong những năm gần đây, GDP của người dân Việt Nam đã tăng lên rất nhiều so với những năm trước. Mức sống tăng cao dẫn đến sự gia tăng việc chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho bản thân và gia đình 

Như vậy, một hệ thống phân phối cũng phải thay đổi để đáp ứng những nhu cầu đó. Tuy nhiên, đặc thù của ngành dược phải là dược sĩ thì mới được đi giới thiệu sản phẩm. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng dược sĩ làm trong mảng thương mại tăng lên rất nhiều – đặc biệt với những dược sĩ có khả năng có kiến thức về mảng kinh tế lẫn dược phẩm.

Điều thứ hai lý giải vì sao dược sĩ lựa chọn học MBA chính là ngành dược có một đặc thù rất hay: người sử dụng sản phẩm (khách hàng cuối cùng) không phải đối tượng để làm hoạt động marketing, mà đối tượng để tác động đến là thường là những chuyên gia y tế, người ra đơn thuốc, chỉ định, hướng dẫn cho người sử dụng cuối cùng sử dụng sản phẩm.

Vì vậy, theo anh Sang, các bạn dược sĩ phải thấu hiểu được không chỉ khách hàng cuối cùng mà còn phải thấu hiểu cả chuyên gia y tế. Bạn cần định hình một chiến lược phù hợp để thuyết phục và đưa thông tin sản phẩm vào tiềm thức của những chuyên gia y tế và thuyết phục để họ kê toa sản phẩm của mình.

GDP Việt Nam qua các năm
Năm 2022, GDP Việt Nam tăng trưởng ở mức cao nhất trong 12 năm qua (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Background Y dược có dễ dàng học MBA hay không?

“Background về lĩnh vực y dược không phải một điểm có lợi khi theo đuổi chương trình MBA” – Anh Sang cho biết. Vì khi so với các bạn với xuất thân từ ngành kinh tế, các bạn vẫn sẽ hiểu được các kiến thức về kinh doanh cũng như về tài chính. 

“Tuy nhiên MBA đóng vai trò rất quan trọng để mình đưa mình đi “nhanh hơn” so với trước đây” – Anh Sang khẳng định. Hầu hết các bạn marketing ngành dược trước đây đều đúc kết kinh nghiệm thông qua kinh nghiệm từ những người đi trước hoặc quan sát từ công ty khác. Do đó, một bạn làm marketer ngành dược thường mất từ 2 – 3 năm để có đủ kiến thức làm marketing.

Tuy nhiên, chương trình PSO MBA giúp rút ngắn thời gian học hỏi khá nhiều. “Nhờ có chương trình mà mình hiểu được nguyên lý đằng sau những quyết định mình đưa ra, vì sao mình làm hoạt động đó, tác động đến khách hàng như thế nào” – anh chia sẻ.

“Thuyết phục được khách hàng là chưa đủ, bạn còn phải thuyết phục được khách hàng với chi phí tối ưu nhất.” – Anh Sang cho rằng đây mới là thứ khó nhất. Vì vậy, khi các bạn học MBA sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết như trên để thành công một cách thực sự – điều mà anh Sang nghĩ rất cần thiết trong lĩnh vực này. Đó cũng là điều Sang học từ PSO MBA và anh cảm thấy vô cùng trân trọng.

Y dược và MBA: Kết hợp lý tưởng hay thử thách - 2

Bên dưới “tảng băng” MBA

Dù học được những kiến thức vô cùng thú vị như vậy nhưng anh Sang cũng đã gặp những áp lực không hề dễ dàng khi theo đuổi chương trình MBA ở vị trí quản lí. Anh Sang chia sẻ điều khó khăn nhất chính là cân bằng thời gian làm việc và học tập trong suốt hành trình. “Lúc đầu hơi khớp nhưng điều đó luyện cho mình khả năng sắp xếp được công việc một cách hợp lý nhất, cũng như việc làm sao mình đạt được hiệu quả làm việc.” 

Anh Sang cũng chia sẻ quan điểm khi theo đuổi chương trình MBA đó là ‘câu hỏi lúc nào cũng có rất nhiều nhưng câu trả lời luôn nằm ở chính bản thân mình. Quan trọng là sự quyết tâm’. 

Anh Sang cho rằng điều khó khăn nhất luôn là áp lực và thật ra cũng là một cơ hội để cho các bạn theo đuổi chương trình rèn luyện sự kiên trì, bản lĩnh trong cái việc chịu đựng áp lực.

'Câu hỏi lúc nào cũng có rất nhiều nhưng câu trả lời luôn nằm ở chính bản thân mình - quan trọng là sự quyết tâm' - anh Sang chia sẻ về động lực học MBA.
‘Câu hỏi lúc nào cũng có rất nhiều nhưng câu trả lời luôn nằm ở chính bản thân mình – quan trọng là sự quyết tâm’ – anh Sang chia sẻ về động lực học MBA.

Tạm kết

Mượn câu nói ‘Stay hungry – stay foolish’ (Tạm dịch: Luôn khát khao – luôn dại khờ) từ Steve Jobs – CEO Apple và thầy Nguyễn Xuân Phong – Giảng viên môn Quản trị nguồn nhân lực từ chương trình PSO MBA, anh nhắn nhủ những bạn dược sĩ mới ra trường mong muốn làm việc trong lĩnh vực marketing hãy luôn khát khao những điều to lớn và có kế hoạch tương lai. 

Đồng thời các bạn dược sĩ cũng phải tập trung và làm tốt nhất khả năng trong công việc thì tự động cơ hội cho các bạn sẽ đến và đạt được vị trí cao hơn trong sự nghiệp.

MBA Meetup là chuỗi sự kiện giao lưu trực tuyến về hành trình học vấn, trải nghiệm học tập cùng kinh nghiệm làm việc từ chia sẻ của các học viên, cựu học viên đã và đang theo đuổi chương trình MBA.

Xem thêm: Các sự kiện từ chương trình MBA tại Đại học Western Sydney