Giá trị bằng Thạc sĩ Kinh doanh: Phải chăng chỉ là tăng thu nhập?
Nhiều bạn trẻ chọn chinh phục tấm bằng thạc sĩ MBA nhằm tìm kiếm một công việc với mức thu nhập lý tưởng.
Nhưng giá trị tấm bằng Thạc sĩ Kinh doanh MBA có phải chỉ dừng lại ở đó? Bài viết này sẽ cung cấp góc nhìn bao quát về những “điểm cộng” khác của việc học MBA.
Mục lục
1. Giá trị bằng Thạc sĩ Kinh doanh được thể hiện qua những mối quan hệ chất lượng
Đúng như Jim Rohn – một doanh nhân nổi tiếng, đã từng chia sẻ: “Bạn sẽ là kết quả trung bình của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian ở bên cạnh nhất”. Việc học MBA sẽ mang đến cơ hội tiếp xúc với những “người bạn đồng hành” cùng chung chí hướng. Điểm cộng này đặc biệt đúng với những học viên MBA có dự định khởi nghiệp trong tương lai, bởi việc học MBA sẽ giúp họ xây dựng những mối quan hệ tích cực, giúp ích rất nhiều cho con đường kinh doanh riêng sau này.
Những người theo đuổi tấm bằng thạc sĩ MBA thường là những nhà quản lý muốn nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị hoặc những bạn trẻ ấp ủ những dự định riêng để phát triển sự nghiệp, vì thế, học viên MBA hoàn toàn có thể tìm được những cộng sự hoặc những đối tác kinh doanh trong tương lai ngay trong môi trường MBA.
Nói về những mối quan hệ với các học viên MBA khác, anh Nguyễn Thiên Trúc – General Manager, công ty Ebisol Việt Nam, hiện đang là học viên MBA Talent K2022, cũng thể hiện sự kỳ vọng: “Trong quá trình tìm hiểu về các kỳ tuyển sinh MBA, tôi được biết học viên tham gia khóa Thạc sĩ kinh doanh đều là những người giỏi. Tôi vốn thích học với bạn bè ngay từ thời đại học, vì thế trong một môi trường gồm nhiều bạn học tài năng như vậy, tôi chắc chắn sẽ học hỏi được rất nhiều.”
2. Đòn bẩy thăng tiến sự nghiệp là một trong những giá trị bằng Thạc sĩ Kinh doanh
Môi trường kinh doanh với những biến động khó lường đòi hỏi người lao động phải học tập và sáng tạo không ngừng để tăng khả năng cạnh tranh của bản thân. Nhiều người tìm đến tấm bằng MBA như một cánh cửa mở ra nhiều cơ hội và sự lựa chọn hơn.
Nếu so sánh với các ứng cử viên có bằng cử nhân hoặc những bằng cấp khác có giá trị thấp hơn, khi những khía cạnh khác đều ngang hàng nhau thì những người với tấm bằng MBA có nhiều khả năng được nhà tuyển dụng “để mắt”, được sự đề cao, trọng vọng từ cấp trên và tạo được đà thăng tiến trên con đường sự nghiệp.
Tuy nhiên, ThS Nguyễn Văn Hóa, giảng viên Khoa Quản trị Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, lưu ý rằng tấm bằng MBA không thực sự để lại lợi thế trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Điều quan trọng là tư duy, khả năng giải quyết tình huống thực tiễn ứng viên thể hiện trong quá trình phỏng vấn.
“Thế nhưng, theo kinh nghiệm của tôi, đa phần ứng viên từng học thạc sĩ đều giải quyết vấn đề tốt hơn các cử nhân. Tương tự, các thạc sĩ nước ngoài sẽ có tư duy nổi trội hơn những ứng viên có bằng thạc sĩ trong nước. Lúc này, những gì được học ở chương trình MBA sẽ phát huy tác dụng”, ông Hóa cho biết thêm.
Kết quả của việc học MBA không chỉ thể hiện ở tấm bằng, mà còn qua những kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức tích lũy được trên hành trình MBA – những yếu tố này chính là công cụ để tăng “sức nặng” cho bản thân, làm nền tảng để tìm kiếm một môi trường làm việc lý tưởng.
Chị Nguyễn Thị Mai, hiện đang là Purchasing Manager tại Suntory Pepsico Việt Nam, đồng thời là học viên MBA của Viện ISB, đã chia sẻ về lý do chọn chinh phục tấm bằng MBA. Theo chị, việc nhìn thấy các tiền bối – cũng là học viên MBA ở những khóa trước, có những sự thay đổi tích cực trên con đường sự nghiệp chính là nguồn động lực để chị quyết tâm theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ kinh doanh.
3. Đón đầu xu thế với MBA
Những biến động về kinh tế – xã hội ngày nay đòi hỏi sự liên kết giữa những kiến thức trong giáo dục và khả năng ứng dụng những kiến thức đó vào tình hình thực tiễn. MBA thời 4.0 không chỉ đơn thuần là bài giảng từ những giảng viên, mà còn có sự chia sẻ thực tế của các chuyên gia đầu ngành – những người hiện đang có những đóng góp quan trọng trong đa dạng các lĩnh vực.
Ví dụ, với chương trình Thạc sĩ kinh doanh PSO MBA do Viện ISB tổ chức, học viên MBA không chỉ được học cùng những giáo sư – tiến sĩ dày dặn kinh nghiệm, mà còn được lắng nghe những trải nghiệm của các chuyên gia . Đơn cử là lĩnh vực data (dữ liệu), chương trình sẽ mời những chuyên gia đến từ các công ty nổi tiếng về công nghệ, chuyển đổi số như Gojek, Shopee, Google, v.v… nhằm cung cấp cho học viên những góc nhìn thực tế khi vận hành doanh nghiệp có yếu tố công nghệ.
Việc học MBA sẽ mang đến cho người học những kiến thức mới mẻ, được cập nhật thường xuyên – ứng với mỗi giai đoạn đổi mới của thị trường. Học MBA trong thời đại 4.0 sẽ giúp học viên nhạy bén hơn trong việc nắm bắt xu thế để linh hoạt theo những biến động trong kinh doanh.
Xem thêm: