15 chỉ số Marketing quan trọng giúp đo lường hiệu quả kinh doanh

Trong thời đại bùng nổ công nghệ và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc đo lường hiệu quả marketing hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược đúng đắn, tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng lợi nhuận. 

Bài viết này sẽ giới thiệu 15 chỉ số Marketing cốt lõi quan trọng, đóng vai trò như “kim chỉ nam” khi đánh giá hiệu quả hoạt động marketing.

1. Customer Acquisition Cost (CAC) 

Chi phí thu hút khách hàng (CAC) đo lường ngân sách cần thiết để chuyển đổi một khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Chỉ số này có thể được sử dụng để cải thiện chiến lược tiếp thị vì nó giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng về ngân sách. 

Ví dụ, bạn không muốn chi quá nhiều tiền để thu hút một khách hàng nếu điều đó không dẫn đến lợi nhuận. Đơn giản, điều này giúp doanh nghiệp quyết định chi tiêu bao nhiêu tiền để thu hút khách hàng. Đây cũng là một trong các chỉ số Marketing đo lường hiệu quả kinh doanh.

Công thức tính Chi phí thu hút khách hàng = Chi phí bán hàng và marketing/ số lượng khách hàng mới sở hữu.

Dưới đây là một ví dụ về tính toán CAC trong Marketing.

Giả sử bạn cần mua 100 lần click cho mỗi quảng cáo, nhưng bạn phải trả số tiền khác nhau cho những lần click đó. 

  • Quảng cáo 1, giá mỗi lần click là $5
  • Quảng cáo 2 và 3, giá lại lần lượt là $10 và $20. 
  • Nhân lên, ta được chi phí phải trả cho ba quảng cáo lần lượt là: $500, $1000 và $200.

>>Xem thêm:

Cả ba quảng cáo ấy, ta đều thu hút được 10 khách hàng. Chính vì thế, có thể thấy rằng, chỉ số CAC của mỗi quảng cáo là khác nhau. Với quảng cáo 1, ta chỉ cần trả $50 cho mỗi khách hàng. Điều này giúp cho thấy ta nên tập trung đầu tư vào quảng cáo 1 nhiều nhất, vì nó cho ra hiệu suất tương đương với một chi phí nhỏ hơn.

Chỉ số CAC chính là một dấu hiệu để nhận biết liệu các chương trình bán hàng, chương trình marketing và dịch vụ khách hàng hiện có đang hoạt động hiệu quả. CAC sẽ giúp cho bạn hiệu chỉnh khoản đầu tư để có thể đưa ra quyết định hiệu quả nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Customer Acquision Cost
Chi phí thu hút khách hàng (CAC) đo lường ngân sách cần thiết để chuyển đổi một khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.

2. Customer Lifetime Value (CLV)

Một chỉ số khác có thể giúp xác định số tiền cần chi tiêu cho Marketing là giá trị vòng đời của một khách hàng. Chỉ số này cho biết tổng số tiền doanh nghiệp có thể mong đợi thu được từ một khách hàng duy nhất. 

Hiểu rõ được giá trị vòng đời khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được đâu là đối tượng khách hàng đáng để đầu tư và khai thác nhiều hơn. Từ đó các nhà điều hành công ty có thể tối ưu hóa được chiến lược Marketing và giúp nâng cao thị phần, doanh thu, lợi nhuận.

Đây là một chỉ số hữu ích để so sánh với CAC. Ví dụ, nếu CAC cao hơn CLV, thì có thể bạn đang chi tiêu quá nhiều tiền để thu hút khách hàng. 

Để tính được Customer Lifetime Value, chúng ta có 2 cách tính phổ biến như sau: 

  • Cách 1: Tính giá trị vòng đời khách hàng theo lịch sử mua hàng
    • CLV = (Giao dịch 1 + Giao dịch 2 + Giao dịch 3 + … + Giao dịch n) x Tỷ suất lợi nhuận trung bình
  • Cách 2: Dự đoán Customer Lifetime Value – Giá trị vòng đời khách hàng
    • LTV = [(T x AOV) x AGM] x ALT

Trong đó:

  • T: là số giao dịch trung bình mỗi tháng
  • AOV: là giá trị trung bình của các đơn hàng
  • ALT: là mức tuổi trung bình của khách hàng (theo tuổi)
  • AGM: là tỷ suất lợi nhuận trung bình

Một trong những cách tốt nhất để tăng được Customer Lifetime Value chính là tăng sự hài lòng của khách hàng. Khi khách hàng hài lòng thì tỷ lệ quay lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ sẽ cao hơn. Họ cũng có thể sẽ chi nhiều tiền hơn để mua và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.

Customer Life Value
Hiểu rõ được giá trị vòng đời khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được đâu là đối tượng khách hàng đáng để đầu tư và khai thác nhiều hơn.

>> Xem thêm: Marketing Storytelling: Chọn câu chuyện như thế nào?

3. Return on Investment (ROI)

Lợi nhuận đầu tư trong marketing đề cập đến số tiền bạn kiếm được so với chi phí marketing. Để tính toán điều này, bạn sẽ trừ các chi phí marketing khỏi sự tăng trưởng doanh số và sau đó chia cho chi phí marketing để có được lợi nhuận từ đầu tư.

Trong marketing, hãy nhớ rằng có thể khó để trực tiếp liên kết sự tăng trưởng doanh số với một chiến dịch marketing. Nếu đó là trường hợp, bạn có thể trừ sự tăng trưởng doanh số tự nhiên trung bình và chi phí marketing từ sự tăng trưởng doanh số và sau đó chia cho chi phí marketing.            

Công thức tính ROI = (Tăng trưởng doanh thu – Tăng trưởng doanh số bán hàng tự nhiên – Chi phí marketing) /chi phí marketing.

Công thức tính ROI trong marketing tương đối phức tạp, đòi hỏi các chỉ số cụ thể và công cụ chuyên nghiệp để kết quả đầu ra chính xác nhất.

return-on-investment
Để tính chỉ số ROI, bạn sẽ trừ các chi phí marketing khỏi sự tăng trưởng doanh số và sau đó chia cho chi phí marketing để có được lợi nhuận từ đầu tư.

4. Return on Ad Spend (ROAS)

Lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) là một KPI cụ thể hơn mà bạn có thể sử dụng để xác định sự thành công của các chiến dịch quảng cáo của marketers.

Chỉ số này đo lường doanh thu được tạo ra so với mỗi đô la bạn chi tiêu cho một chiến dịch quảng cáo. Thông thường, đây là một tỷ lệ. 

Ví dụ, giả sử bạn kiếm được 10 đô la cho mỗi đô la chi tiêu cho một chiến dịch quảng cáo. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ ROAS cho chiến dịch đó là 10:1. Tỷ lệ ROAS 2:1 theo ước tính trung bình có nghĩa là một thương hiệu đang kiếm được 2 USD cho mỗi 1 USD chi tiêu quảng cáo.      

returrn on ads spend
Lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) là một KPI cụ thể hơn mà bạn có thể sử dụng để xác định sự thành công của các chiến dịch quảng cáo của marketers.

>> Xem thêm nội dung giải đáp việc học thạc sĩ mất bao lâu?

5. Marketing Qualified Leads (MQL)          

Marketing Qualified Lead thể hiện khách hàng tiềm năng đã tương tác với doanh nghiệp hoặc có thể trở thành khách hàng tiềm năng ở mức độ cao hơn nếu doanh nghiệp biết cách nuôi dưỡng.

Đội ngũ Marketing có thể dựa vào chỉ số MQL để đo lường doanh nghiệp đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, khi so sánh với Sale Qualified Lead (SQL), đội ngũ Marketing có thể đánh giá bao nhiêu MQL trở thành SQL. Cuối cùng, họ trở thành khách hàng.

Những cách để xác định Marketing Qualified Leads:

  1. Bộ phận Sales và Marketing nên kết hợp lại với nhau để phát triển và thống nhất các ý tưởng
  2. Xác định marketing qualified lead dựa trên nhân khẩu học
  3. Nhận phản hồi của bộ phận Sales
  4. Nghiên cứu hành vi khách hàng tiềm năng
  5. Dự đoán hiệu quả hoạt động
Marketing Qualified Leads
Marketing Qualified Lead thể hiện khách hàng tiềm năng đã tương tác với doanh nghiệp hoặc có thể trở thành khách hàng tiềm năng ở mức độ cao hơn nếu doanh nghiệp biết cách nuôi dưỡng.

6. Sales Qualified Leads (SQL)              

Một MQL được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách sẽ trở thành một khách hàng tiềm năng và được xác nhận bởi bộ phận Sales. Sales Qualified Leads là khách hàng tiềm năng sẵn sàng nhận tư vấn từ bộ phận bán hàng của doanh nghiệp.

Thông thường, các SQLs đã được nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng bởi bộ phận Marketing. Chỉ số SQLs được đánh giá hiệu quả và hữu ích vì nó có thể giúp đội ngũ Marketing hiểu được bao nhiêu khách hàng tiềm năng (MQLs) của họ đang nói chuyện với đội ngũ Sales.

Tại giai đoạn chuyển từ MQL sang SQL, doanh nghiệp cần thực hiện những bước sau:

Một số công việc chính doanh nghiệp cần đẩy mạnh triển khai như: 

  • Phân chia cụ thể và rõ ràng tệp lead tiềm năng đến từ bộ phận Marketing. đẢm bảo nhân viên Sales chăm sóc và tư vấn nhanh chóng và không xảy ra tình trạng chồng chéo data khách hàng.
  • Phân loại khách hàng để tập trung chăm sóc và đẩy mạnh các hoạt động Marketing
  • Đồng bộ thông tin giữa phòng Sales và Marketing

Nguồn: Lead là gì? 3 cấp độ Lead phổ biến trong Marketing

sales qualified leads
Sales Qualified Leads là khách hàng tiềm năng sẵn sàng nhận tư vấn từ bộ phận bán hàng của doanh nghiệp.

7. Social Media Engagement

Một nhiệm vụ quan trọng khác của marketers chính là tăng tương tác trên các trang mạng xã hội. Bộ phận Marketing có thể theo dõi lượt thích, chia sẻ, bình luận, tin nhắn, tag, hoặc lượt đề cập đến. Bất kỳ hành động nào mà một khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng tương tác với trang mạng xã hội của doanh nghiệp, đều tính là sự tương tác.

Việc đo lường sự tương tác giúp bộ phận Marketing phân tích sự thành công của các bài đăng trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, phát triển chỉ số tương tác trên mạng xã hội còn mang đến vô vàn lợi ích cho thương hiệu như: 

  • Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ
  • Mang khách hàng tiềm năng đến gần hơn với quyết định mua hàng
  • Tăng khả năng nhận diện về thương hiệu trên nhiều nền tảng

>> Tìm hiểu thêm về chương trình MBA thạc sĩ liên kết quốc tế tại PSO

Để tăng chỉ số tương tác trên mạng xã hội, bạn có thể tham khảo các bước sau bao gồm:

  • Đặt mục tiêu rõ ràng: Ví dụ, bạn muốn tăng 40% lượt Direct Messages trong tin nhắn trong vòng 2 tháng tới, bạn cần tập trung các nội dung tạo ra chủ đề thảo luận hoặc kết nối như bình chọn, cảnh quay hậu trường.
  • Hiểu khách hàng mục tiêu: Hãy cân nhắc nhân khẩu học tệp khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Nếu như bạn bán thời trang có thể sử dụng lâu dài, bạn nên nhắm đến lương lớn tệp khách hàng Millennials và Gen Z có mặt trên nền tảng TikTok.
  • Tạo ra content hữu ích: Bình chọn, câu đố, trải nghiệm thực tế, biểu đồ minh họa hấp dẫn bắt mắt, rút ngắn thông tin phức tạp và dễ tiêu thụ giúp tăng lượt chia sẻ rất nhiều.
  • Tham gia vào các cuộc trò chuyện: Chủ động phản hồi vào mỗi bình luận hoặc tin nhắn từ khách hàng, dù đó là lời khen hay phàn nàn.
  • Sử dụng hashtag: Người dùng thường sử dụng hashtag để khám phá những chủ đề mới và kết nối với các người có sức ảnh hưởng.
  • Đăng bài vào giờ thích hợp: Mỗi nền tảng sẽ có giờ đăng hiệu quả khác nhau. Instagram lý tưởng từ 7g sáng đến 21g tối trong tuần. TikTok từ 10g sáng đến 11g trưa giữa tuần.
  • Tổ chức cuộc thi và giveaways: Tổ chức các hoạt động thu hút khách hàng like, share và tag những người bạn giúp nâng cao chỉ số tương tác với trang mạng xã hội của doanh nghiệp bạn.
  • Sử dụng emoji: Theo OPUSFidelis, mỗi hình emoji giúp tăng lượt tương tác khác nhau. Hình mặt cười có thể giúp tăng đến 25%, mặt cười niềng răng giúp tăng 138%.
Social Media Engagement
Bất kỳ hành động nào mà một khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng tương tác với trang mạng xã hội của doanh nghiệp, đều tính là sự tương tác.

8. Follower Growth 

Với vai trò là một Marketer, bạn cần phải quản lý các tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp. Nếu bạn làm việc trong team social, chỉ số tăng trưởng follower vô cùng hữu ích để theo dõi mức độ phát triển của các tài khoản mạng xã hội.

Một trong những mục tiêu của đội ngũ social media là tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tăng tương tác với khách hàng tiềm năng. Việc tăng số lượng người theo dõi là một cách tuyệt vời để đo lường thành công cho những mục tiêu đó.

Để phát triển tỷ lệ theo dõi, bạn có thể cân nhắc việc chạy các chiến dịch quảng cáo.

Follower Growth
Theo dõi tỷ lệ tăng trưởng thành viên giúp đội ngũ social media xem xét mức độ nhận diện thương hiệu và tăng tương tác với khách hàng tiềm năng.

9. Conversion Rate

Tỷ lệ chuyển đổi (CR) là phần trăm lượt truy cập hoàn thành một hành động mong muốn. Hành động đó có thể là bất kỳ điều gì từ hoàn thành form đăng ký tư vấn đến đăng ký sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm.

CR là chỉ số hiệu quả để theo dõi vì điều này cho biết bạn đã thành công đến đâu trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Ví dụ, nếu hành động mong muốn là điền vào form đăng ký trên website, bạn có thể đo lường tỷ lệ chuyển đổi bằng việc theo dõi tỷ lệ khách hàng tiềm năng. Nếu tỷ lệ chuyển đổi từ website không cao, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ lại chiến lược của mình.

Công thức tính CR = (lượt chuyển đổi ÷ tổng đối tượng khách hàng) x 100

Tuy nhiên, không có một tỷ lệ chuyển đổi tiêu chuẩn. Dựa vào đặc tính của ngành, tỷ lệ chuyển đôi có thể được đo lường bằng nhiều cách tính khác nhau. Ví dụ:

  • Ngành bán hàng trực tuyến: đo bằng lượt hiển thị trên website chia cho số giao dịch mua
  • Tỷ lệ chuyển đôi trên phương tiện social media có thể tính bằng số bình luận trên Instagram chia cho số người theo dõi

Bạn có thể thu hẹp kết quả trong khung thời gian cụ thể trong ngày, hoặc chính xác hơn.

Conversion Rate
Tỷ lệ chuyển đổi (CR) là phần trăm lượt truy cập hoàn thành một hành động mong muốn.

10. Referral Traffic

Referral Traffic là lưu lượng truy cập từ các nguồn website khác đổ về website của doanh nghiệp. Đây là KPI tuyệt vời để theo dõi nguồn gốc người dùng thường xem các trang nào để bộ phận Marketing có thể tối ưu nội dung. Quảng cáo CPC cũng được tính là một nguồn Referral Traffic.

So sánh với các loại traffic khác, Referral Traffic là một dạng backlink (link website của bạn tồn tại ở các website khác). Chỉ số này rất quan trọng đối với Inbound Marketing vì những lý do sau:

  • Đa dạng traffic cho website, có thể tiếp cận khách hàng ở nhiều kênh khác nhau, giúp tăng lượt truy cập vào website
  • Thu hút những khách hàng tiềm năng chất lượng vì họ thực sự quan tâm đến chủ đề trên website của bạn, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Trở thành website uy tín trên bảng xếp hạng Google vì những thông tin hữu ích khi được nhiều website khác giới thiệu

Một số cách giúp tăng referral traffic có thể liệt kê như sau:

  • Đi bài truyền thông (PR) trên các trang báo uy tín
  • Booking KOLs 
  • Tham gia hoạt động của các diễn đàn chuyên ngành
  • Sáng tạo nội dung hữu ích, giá trị
Referral Traffic
Referral Traffic là lưu lượng truy cập từ các nguồn website khác đổ về website của doanh nghiệp.

11. Organic Traffic

Đo lường nỗ lực SEO là một trong những mục tiêu quan trọng của Marketer. Để thực hiện điều này, bạn cần theo dõi lượt truy cập tự nhiên và xếp hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm. Đây cũng là một trong những chỉ số chính đối với đội ngũ Marketing.

Các lợi ích của lượt truy cập tự nhiên bao gồm:

  • Lượt truy cập tự nhiên mang lại cơ hội tiềm năng chất lượng cao
  • Tìm kiếm tự nhiên là một phương pháp bền vững trong dài hạn
  • Tạo ra sự tin cậy cao hơn từ phía khách hàng
  • Được thúc đẩy bởi nhu cầu của khách hàng
  • Hiệu quả chi phí
  • Thu hút khách hàng tham gia cao
  • Nâng cao sự trung thành với thương hiệu
  • Lợi thế cạnh tranh bền vững
  • ROI được thúc đẩy bởi ý định của khách hàng
  • Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

Các marketer cần đảm bảo khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ, điều họ tìm thấy không phải là đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện được điều này, các bạn cần:

  • Tối ưu nội dung cho độc giả, không phải cho công cụ tìm kiếm
  • Xuất bản nội dung chất lượng thường xuyên
  • Sử dụng từ khóa dài trong nội dung 
  • Bao gồm meta và internal link
  • Tận dụng mạng xã hội
Organic Traffic
Lượt truy cập tự nhiên mang lại cơ hội chuyển đổi chất lượng cao và là phương pháp bền vững trong dài hạn.

12. Website Visitors

Thu hút khách hàng đến website là một trong những mục tiêu chính của các marketers. Quan sát số lượng người truy cập website quan trọng vì điều này có thể theo dõi sự thành công của các chiến dịch.

Nếu như bạn đang theo dõi lưu lượng truy cập web tự nhiên, bạn đang đo lường hiệu quả đội ngũ SEO. Ngược lại, nếu theo dõi lượng truy cập web từ các trang mạng xã hội, bạn có thể theo dõi mức độ hiệu quả mà đội ngũ social tạo ra.

Các phương pháp theo dõi truy cập website có thể kể đến như:

  • Google Analytics: công cụ dùng để đo lường chỉ số traffic và nhiều chỉ số khác liên quan đến website
  • Similarweb: công cụ so sánh traffic website của doanh nghiệp với các trang đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số phương pháp giúp tăng lượt truy cập website hiệu quả như sau:

  • Không sử dụng công cụ tăng traffic ảo
  • Tập trung đáp ứng nhu cầu thông tin cho khách hàng mục tiêu
  • Tối ưu SEO cho mọi nội dung được tạo ra
  • Luôn xuất bản định kỳ các nội dung
  • Phối hợp các kênh Marketing online
Website Visitors
Quan sát số lượng người truy cập website quan trọng vì điều này có thể theo dõi sự thành công của các chiến dịch.

13. Net Promoter Score (NPS)

Net Promoter Score là một cách để đo lường khả năng sẵn lòng của khách hàng khi giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ đến với bạn bè và người thân của họ. Marketer cần lưu ý KPI này vì những lý do sau đây:

  • Tiết kiệm chi phí tìm kiếm khách hàng mới: Việc tăng chỉ số NPS giúp nâng cao lòng trung thành của khách hàng hiện tại; đồng thời mang đến cơ hội có thêm khách hàng mới.
  • Rút ngắn quá trình mua hàng: Khi được giới thiệu từ bạn bè, người thân, khách hàng thường quyết định nhanh hơn trong việc mua hàng/ sử dụng dịch vụ.
  • Tạo tác động tích cực đến WOM Marketing: 88% khách hàng tin tưởng vào lời giới thiệu từ bạn bè/ người thân hơn phương tiện truyền thông. Vì vậy, chỉ số NPS cao giúp tạo tác động đến hoạt động marketing truyền miệng.

Như vậy, làm thế nào để tăng chỉ số NPS? Các bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Tạo form khảo sát: Doanh nghiệp có thể tạo form đánh giá với thang điểm 5, hoặc thang điểm 10, xếp theo thứ tự từ “Phản đối”, “Trung lập”, đến “Đồng ý”. Sau khi tổng hợp, doanh nghiệp sẽ phân tích được % khách hàng phản đối và % đồng ý. Từ đó, áp dụng công thức NPS = % người đồng ý – % người phản đối.
  • Tạo khảo sát trên website
  • Tạo khảo sát qua email
  • Tạo khảo sát offline
Net Promoter Score
Net Promoter Score là một cách để đo lường khả năng sẵn lòng của khách hàng khi giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ đến với bạn bè và người thân của họ.

14. Event Attendance

Nếu như bạn đang tổ chức một sự kiện cụ thể, lượt khách đăng ký tham gia là một trong những KPI cho sự kiện mà bạn cần lưu ý.      

KPI này thể hiện những nỗ lực mà team Marketing đã thực hiện trong suốt quá trình truyền thông trước sự kiện.

Để thu hút sự có mặt trong sự kiện, bộ phận Marketing có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

  • Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
  • Tiến hành khảo sát 
  • Tạo nội dung sự kiện hấp dẫn
  • Tận dụng sức mạnh của Content Marketing để quảng bá sự kiện 
  • Tận dụng mạng xã hội để quảng bá sự kiện 
  • Triển khai các chiến dịch thông qua Email Marketing
  • Cung cấp quy trình đăng ký mượt mà
  • Tạo sự chú ý với các chiến dịch quảng bá trước sự kiện

Nguồn: How to Effectively Increase Event Attendance

Event Attendance
Nếu như bạn đang tổ chức một sự kiện cụ thể, lượt khách đăng ký tham gia là một trong những KPI cho sự kiện mà bạn cần lưu ý.

15. Customer Retention 

Mặc dù bạn nghĩ rằng việc giữ chân khách hàng không phải là một KPI của bộ phận Marketing, trên thực tế, đó là KPI cần cân nhắc. Việc theo dõi tỷ lệ giữ chân khách hàng là một KPI hữu ích để theo dõi đối với các marketers vì bạn có thể sử dụng thông tin này trong các chiến dịch tiếp theo. 

Công thức tính tỷ lệ Customer Retention (CRR) =  ((E-N)/S) x 100

Trong đó:

  • “S” thể hiện cho khách hàng bắt đầu
  • “E” thể hiện cho khách hàng bạn kết thúc trong một giai đoạn
  • “N” thể hiện cho khách hàng mới thu được trong khoảng thời gian đó

Ví dụ, nếu một công ty bắt đầu năm với 80 khách hàng, thêm 20 khách hàng mới và kết thúc năm với 60 khách hàng, tính toán sẽ nhìn như sau [(60 – 20)/80] x 100. Tỷ lệ CRR của nó sẽ là 50%. Các doanh nghiệp nhỏ thường mục tiêu đạt được tỷ lệ CRR ít nhất là 20%. Trong khi đó, một công ty bảo hiểm hoặc truyền thông lớn sẽ mong đợi tỷ lệ CRR của mình duy trì trên 79%.

Khi bạn biết tỷ lệ giữ chân khách hàng của mình, việc phát triển các chiến lược dài hạn để tăng tỷ lệ này trở nên dễ dàng hơn.

Mọi hình thức từ xây dựng chân dung khách hàng, tận dụng trò chơi hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng đều tập trung giúp bạn cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Hãy nhớ rằng khách hàng hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ sẽ quay lại; khách hàng không hài lòng sẽ không quay lại.

Customer Retention
Việc theo dõi tỷ lệ giữ chân khách hàng là một KPI hữu ích để theo dõi đối với các marketers vì bạn có thể sử dụng thông tin này trong các chiến dịch tiếp theo.

 

Kết 

Tất cả các chỉ số trên đều đóng vai trò là các chỉ số marketing quan trọng vì chúng đo lường sự đóng góp của bộ phận Marketing trong hiệu quả kinh doanh. Các KPI này sẽ được sử dụng hầu hết trong mọi tình huống vì đội ngũ cần theo dõi thành công cho các chiến dịch trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, marketers cần liên tục theo dõi các chỉ số để điều chỉnh chiến lược Marketing phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Để tìm hiểu thêm về các chỉ số marketing đo lường hiệu quả kinh doanh, các bạn có thể tham khảo khóa học Data-driven in Digital Marketing do Viện ISB tổ chức đào tạo. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững nền tảng về Digital Marketing và những chiến lược mới nhất để thành công trong thế giới marketing online đang thay đổi liên tục.

Với 4 giai đoạn, bạn sẽ có cơ hội trang bị kiến thức và mindset đúng nhất từ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trải nghiệm Marketing đa nền tảng bằng cách quản lý Paid-media, Owned-media và trực quan hóa dữ liệu bằng công cụ, tích lũy kinh nghiệm thực tế và trực tiếp tham gia các dự án Marketing thông qua phương pháp Project-based Learning, gặp gỡ và kết nối cùng học viên MBA tại Đại học Western Sydney, cơ sở Việt Nam.

Xem đầy đủ thông tin khóa học tại: https://pso.edu.vn/khoa-hoc-digital-marketing/